Tư vấn trình tự, thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Giành lại quyền nuôi con sau khi Tòa án có quyết định, bản án công nhận việc ly hôn là việc chứng minh người trực tiếp nuôi con không đáp ứng được các điều kiện về vật chất và tinh thần mà pháp luật quy định. Trên thực tế có nhiều trường hợp, sau khi giành được quyền nuôi con, cha hoặc mẹ lại không quan tâm đến con, không đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con thì theo quy định, khi đó người trực tiếp nuôi con có thể bị thay đổi. Công ty Luật TNHH Đức An với Luật sư kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc về ly hôn nói chung và giành quyền nuôi con sau khi ly hôn đúng quy định pháp luật, tận tâm, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
Cơ sở pháp lý: Luật hôn nhân và gia đình 2014
Giành lại quyền nuôi con sau khi Tòa án có quyết định, bản án công nhận việc ly hôn là việc chứng minh người trực tiếp nuôi con không đáp ứng được các điều kiện về vật chất và tinh thần mà pháp luật quy định. Trên thực tế có nhiều trường hợp, sau khi giành được quyền nuôi con, cha hoặc mẹ lại không quan tâm đến con, không đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con thì theo quy định, khi đó người trực tiếp nuôi con có thể bị thay đổi. Công ty Luật TNHH Đức An với Luật sư kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc về ly hôn nói chung và giành quyền nuôi con sau khi ly hôn nói riêng cung cấp dịch vụ tư vấn trình tự, thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn đúng quy định pháp luật, tận tâm, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Điều kiện yêu cầu thay đổi trường trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, khi ly hôn, nếu vợ, chồng tự thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng con thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận đó.
Trường hợp vợ, chồng không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng đảm bảo quyền lợi tốt nhất của con để giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng. Riêng con dưới 36 tháng sẽ giao cho mẹ nuôi trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện hoặc có thỏa thuận khác; nếu con đã đủ 07 tuổi trở lên thì việc giao con cho ai nuôi dưỡng phải xem xét nguyện vọng của con.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp sau khi giành được quyền nuôi con, cha hoặc mẹ lại không quan tâm đến con, không đảm bảo môi trường sống, điều kiện phát triển cho con, thậm trí còn có hành vi bạo lực gia đình đối với con.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Bên cạnh đó, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Như vậy, nếu thuộc có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Ai là người được yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.”
Khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, trường hợp có căn cứ xác định người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì các cá nhân, tổ chức sau có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con:
- Người thân thích;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Cần chuẩn bị những gì để thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Như vậy, theo quy định của pháp luật, để có thể giành lại quyền nuôi con khi không được sự đồng ý của người có quyền nuôi con, người có yêu cầu cần chứng minh được người đó không đáp ứng đủ điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo giục con:
- Điều kiện về chủ thể: người có quyền nuôi con phải là người có đầy đủ năng lực hành vi
- Điều kiện về vật chất: Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng khi cha, mẹ muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn. Bởi khi có một cuộc sống đảm bảo, có điều kiện về chất như có thu nhập ổn định thông qua việc công việc ổn định, lương cao, thu nhập ổn định,…
- Điều kiện về tinh thần: Có thời gian, giành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con, có thời gian chăm sóc con, bên cạnh con, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, không phân biệt đối xử với con; tạo môi trường sống, học tập, vui chơi đảm bảo hình thành và phát triển nhân cách bình thường của con.
- Chứng minh có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn đối phương: Ngoài yếu tố về vật chất và tinh thần, nhiều khi đương sự cũng cần phải chứng minh các điều kiện khác như có thể tạo môi trường, không gian tốt nhất cho con phát triển…
- Chứng minh người trực tiếp nuôi con không còn đủ khả năng để tiếp tục nuôi con: Đối phương không quan tâm đến con, không tạo điều kiện cho con được phát triển hoặc có hành vi bạo lực với con về tinh thần và thể xác ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển toàn diện của con,…
Dịch vụ Tư vấn trình tự, thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
- Tư vấn quy định pháp luật về giành quyền nuôi con sau khi ly hôn;
- Tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con;
- Tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị chứng cứ chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn;
- Tham gia bảo vê khách hàng tại Tòa án trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Lưu ý khi sử dụng dịch vụ của Công ty Luật TNHH Đức An
- Phí tư vấn theo giờ, thanh toán trước khi tư vấn
- Phí thực hiện dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận từng vụ việc cụ thể
Công ty Luật TNHH Đức An – Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Nơi trao gửi niềm tin của khách hàng.
Đặt lịch tư vấn: 090.220.1233 – 024.665.44233
Địa chỉ: 64B Nguyễn Viết Xuân – Khương Mai- Thanh Xuân – Hà Nội