1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tư Vấn Luật Hôn Nhân Và Gia Đình / Sau khi ly hôn chồng không cấp dưỡng nuôi con thì phải làm thế nào?

Sau khi ly hôn chồng không cấp dưỡng nuôi con thì phải làm thế nào?

Câu hỏi: Vợ chồng em đã ly hôn được 2 năm, con được giao cho em là người trực tiếp nuôi dưỡng. Theo Quyết định của Tòa án, mỗi tháng chồng em phải trợ cấp nuôi con là 2 triệu đồng. Tuy nhiên, khoảng 4 tháng trở lại đây, chồng em không gửi tiền trợ cấp nuôi con nữa. Xin hỏi Luật sư, em phải làm sao để chồng em tiếp tục thực hiện việc gửi tiền trợ cấp nuôi con hàng tháng ạ? Xin cảm ơn Luật sư.


Những lý do thường gặp dẫn đến việc chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

- Người không trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện kinh tế để thực hiện việc cấp dưỡng theo thỏa thuận tại thời điểm ly hôn;

- Người không trực tiếp nuôi con cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con;

 

Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014  quy định: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con của người không trực tiếp nuôi con được quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

Bên cạnh đó,  Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia Đình 2014 cũng có quy định cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thuộc về người không trực tiếp nuôi con và trong trường hợp của bạn, bạn là người trực tiếp nuôi con thì chồng bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con theo quy định.

Theo quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

"Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

Theo thông tin bạn cung cấp, Quyết định công nhận ly hôn của Tòa án đã ghi rõ trách nhiệm cấp dưỡng cho con của chồng bạn là 2 triệu đồng một tháng. Do đó, bạn có thể yêu cầu Tòa án buộc chồng bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định pháp luật.

 

Chồng cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có bị xử phạt không?

Về xử phạt hành chính

 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:

“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật”

Do đó, trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Xử lý hình sự

Hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể, trường hợp từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Hoặc bị xử lý về tội Tội không chấp hành án quy định tại Điều Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): Trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng đã được thể hiện trong bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực mà người cấp dưỡng có điều kiện nhưng không chấp hành mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Dịch vụ của Công ty Luật TNHH Đức An

- Tư vấn quy định pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn;

- Tư vấn quy định pháp luật về yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con thực hiện đúng nghĩa vụ;

- Hướng dẫn, chuẩn bị hồ sơ yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định pháp luật và nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Tham gia bảo vệ khách hàng trong trường hợp có tranh chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng, mức phí cấp dưỡng.

Luật sư Hôn nhân và gia đình

- Công ty Luật TNHH Đức An thực hiện tư vấn tại văn phòng và qua điện thoại

- Phí tư vấn theo giờ và theo vụ việc, thanh toán trước khi tư vấn.

- Phí thực hiện dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận từng vụ việc cụ thể

Công ty luật TNHH Đức An

Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch làm việc: 090.220.1233 – 024.665.44233

Email: luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn

Face: Công ty luật TNHH Đức An

Luật Đức An, chất lượng và uy tín.

Trân trọng!