1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tranh tụng / Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Luật sư có vai trò rất quan trọng trong các vụ án hình sự. Luật sư với vai trò người bào chữa là người được người bị buộc tội mời bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật sư bào chữa được tham gia vụ án hình sự ngay từ giai đoạn cơ quan công an giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, giai đoạn điều tra, khởi tố, truy tố và xét xử. Công ty Luật TNHH Đức An cung cấp dịch vụ Luật sư bào chữa vụ án hình sự


1. Căn cứ pháp lý

Điều 73 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định Luật sư là người bào chữa có các quyền và nghĩa vụ sau:

1. Người bào chữa có quyền:

a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;

b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;

m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.

2. Người bào chữa có nghĩa vụ:

a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;

b) Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;

d) Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;

e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Tại sao nên mời Luật sư bào chữa vụ án hình sự

- Trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng tại phiên tòa nói riêng, Luật sự có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo, đảm bảo quá trình giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.

- Luật sư là những người có chuyên môn nắm vững quy định pháp luật có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án hình sự sẽ đưa ra được phương hướng bào chữa cho bị cáo .

- Luật sư góp phần đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, góp phần đảm bảo khách quan, công bằng trong tranh tụng.

 

3. Dịch vụ Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Công ty Luật TNHH Đức An cung cấp Dịch vụ Luật sư bào chữa vụ án hình sự đối với các tội sau:

– Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người: Tội giết người; Tội cố ý gây thương tích,……

– Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái phép; Tội xâm phạm chỗ ở của người khác,…..

– Các tội xâm phạm sở hữu: Tội cướp tài sản; Tội cướp giật tài sản; Tội trộm cắp tài sản,…

– Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;

– Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;

– Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

4. Quy trình thực hiện của Luật sư bào chữa vụ án hình sự trong giai đoạn tố tụng:

Bước 1. Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.

Bước 2. Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3. Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo

Bước 4. Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5. Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo.

5. Lưu ý khi sử dụng Dịch vụ Luật sư bào chữa Công ty Luật TNHH Đức An

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Công ty Luật TNHH Đức An có kinh nghiệm bào chữa cho thân chủ trong vụ án hình sự

Phí tư vấn và ký hợp đồng dịch vụ pháp lý thỏa thuận theo vụ việc

Luật sư  kinh nghiệm giải quyết các vụ án hình sự

Thạc sỹ - Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  0902201233 - cố định 024 66544233

Email: luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn

Face: Công ty luật TNHH Đức An

Luật Đức An, chất lượng và uy tín