1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Yêu cầu cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Yêu cầu cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thể hiện được trách nhiệm của người không trực tiếp nuôi con đối với con cái. Khi ly hôn, cónhiều trường hợp để việc ly hôn được diễn ra suôn sẻ hay tại thời điểm ly hôn điều kiện kinh tế của người trực tiếp nuôi đảm bảo được việc nuôi dưỡng con nên không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, do điều kinh tế biến động và việc con ngày càng lớn dẫn đến chi phí trong cuộc sống ngày càng nhiều nên nhiều người trực tiếp nuôi con muốn yêu cầu cấp dưỡng đến từ người không trực tiếp nuôi con. Nhưng đôi khi, không phải lúc nào người không trực tiếp nuôi con không đồng ý với nhiều lý do. Công ty Luật TNHH Đức An cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.


Câu hỏi: Em đã ly hôn 5 năm và là người trực tiếp nuôi con. Con lớn năm nay 12 tuổi, con nhỏ năm nay 09 tuổi. Khi ly hôn em không yêu cầu bố cháu phải cấp dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay hai cháu đều lớn và chi phí trong cuộc sống nhiều lên. Giờ em muốn yêu cầu trợ cấp được không ạ?

Thạc sỹ, luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội

 

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì vợ chồng đã ly hôn và thỏa thuận với nhau về vấn đề trực tiếp nuôi con và vấn đề cấp dưỡng. Theo đó, chồng bạn không phải cấp dưỡng cho con chung. Tuy nhiên, hiện nay bạn muốn yêu cầu chồng mình thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về người có yêu cầu cấp dưỡng như sau:

Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

Bên cạnh đó, Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Như vậy, trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền thỏa thuận và yêu cầu chồng cũ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con về mức cấp dưỡng, hình thức cấp dưỡng. Trường hợp không tự thỏa thuận được với nhau về vấn đề cấp dưỡng, bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về trường hợp của bạn. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ để sử dụng dịch vụ của Công ty Luật TNHH Đức An.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Công ty Luật TNHH Đức An có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình

- Công ty Luật TNHH Đức An thực hiện tư vấn tại văn phòng và qua điện thoại

- Phí tư vấn theo giờ

- Phí thực hiện dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận từng vụ việc cụ thể

Công ty luật TNHH Đức An

Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  024 66544233

Email: luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn

Face: Công ty luật TNHH Đức An

Luật Đức An, chất lượng và uy tín.

Trân trọng!