Lập Di chúc có cần sự đồng ý của các con không
Câu hỏi: Tôi năm nay 80 tuổi, tôi muốn lập di chúc để lại 1 mảnh đất có nhà trên đất cho các con tôi. Tôi có 05 người con. Tuy nhiên khi tôi nó về việc lập di chúc, cháu út nhà tôi không đồng ý. Xin hỏi luật sư, vậy tôi có thể làm di chúc khi con trai tôi không đồng ý không? Xin cảm ơn Luật sư
Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội
Theo quy định tại Điều 624 Bộ Luật dân sự 2015: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Như vậy, có thể thấy di chúc là sự thể hiện ý chí của một người có tài sản và muốn để tài sản của mình cho người khác sau khi người đó chết. Có thể khẳng định rằng, di chúc là ý chí của riêng người để lại tài sản mà không phụ thuộc vào các cá nhân nào.
-
Quy định pháp luật về người lập di chúc
Điều 625 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về người lập di chúc như sau:
"Điều 625. Người lập di chúc
1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc."
Theo quy định trên, cha, mẹ khi lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ cá nhân, tổ chức nào, kể cả con cái của người lập di chúc. Do đó, khi lập di chúc, bác không cần có sự đồng ý của các con. Việc quyết định ai là người được hưởng di sản thừa kế và hưởng phần di sản thừa kế như thế nào hoàn toàn vào ý chí của bác, các con bác không có quyền can thiệp.
Trường hợp của bác, di sản thừa kế là quyền sử dụng đất và nhà trên đất, bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu của Bộ Luật dân sự 2013 về di chúc, người để lại di chúc thì pháp luật đất đai 2013 còn quy định rõ di chúc về quyền sử dụng đất phải được công chứng. Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 có quy định về việc công chứng liên quan chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;”
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Đất đai 2013 người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, theo quy định của Luật đất đai 2013, khi lập di chúc mà tài sản là quyền sử dụng đất thì phải thực hiện việc công chứng
-
Điều kiện để một di chúc viết tay hợp pháp được quy định như sau:
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.”
Bên đó, di chúc phải đáp ứng được các nội dung chủ yếu như sau:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản.
- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
- Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Như vậy, có thể thấy, việc lập di chúc là ý chí của cá nhân để lại di sản, người lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình sẽ do ai thừa kế, được phân chia như thế nào. tco các căn cứ trên, có thể thấy cha, mẹ khi lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ cá nhân, tổ chức nào, kể cả con cái của người đó.
Hay nói cách khác, cha, mẹ khi lập di chúc thì không cần phải có sự đồng ý của các con. Việc quyết định ai là người được hưởng di sản thừa kế và hưởng phần di sản thừa kế như thế nào hoàn toàn dự vào ý chí của chính người lập di chúc.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về trường hợp của bác, nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ để được thực hiện dịch vụ của Công ty Luật TNHH Đức An
Dịch vụ Công ty Luật TNHH Đức An
-
Tư vấn các quy định pháp luật về quyền của Người lập di chúc;
-
Tư vấn các quy định pháp luật về hình thức di chúc để chọn cách thức lập di chúc cho phù hợp;
-
Tư vấn soạn thảo di chúc;
-
Tư vấn khách hàng chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng;
-
Hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng;
-
Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan tới hiệu lực của di chúc và người nhận di sản.
-
Tư vấn chia di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc.
-
Tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
Lưu ý khi sử dụng dịch vụ Công ty Luật TNHH Đức An
- Công ty Luật TNHH Đức An thực hiện tư vấn tại văn phòng và qua điện thoại
- Phí tư vấn theo giờ
- Phí thực hiện dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận từng vụ việc cụ thể
- Nhằm tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam thì Luật sư sẽ không hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của Luật sư.
Công ty Luật TNHH Đức An – Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
Địa chỉ: 64B Nguyễn Viết Xuân – Khương Mai- Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 0902201233 – 02466544233.
Email: luatsubichhao@gmail.com