1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Sự kiện bình luận / Vai trò luật sư trong hoạt động bảo vệ trẻ em tuyên truyền pháp luật

Vai trò luật sư trong hoạt động bảo vệ trẻ em tuyên truyền pháp luật

Trẻ em thuộc nhóm yếu thế trong xã hội, rất cần sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục. Nhà nước luôn dành cho trẻ em các quy định pháp luật, chính sách quan tâm đặc biệt. Trong thời gian gần đây do ảnh hưởng dịch bệnh những vụ việc trẻ em bị bạo hành có chiều hướng gia tăng. Các vụ việc trẻ em bị bạo hành được xử lý nghiêm với mức hình phạt nghiêm khắc các đối tượng bạo hành trẻ em. Đối tượng bạo hành là người thân trong gia đình như bố, người chung sống như vợ chồng. Mức độ bạo hành có xu hướng gia tăng đối với trẻ em do dạy con bằng bạo lực dẫn đến tử vong, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng trẻ em.


Hoạt động xét xử giữ vai trò đảm bảo sự công bằng, bảo vệ nạn nhân là trẻ em khi đưa ra mức hình phạt nghiêm khắc trong bản án để tăng cường tính răn đe đối với những hành vi vi phạm quyền trẻ em, vi phạm pháp luật.

Đóng góp vào bảo vệ công lý, bảo vệ quyền trẻ em là đội ngũ luật sư góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong vụ việc trẻ em bị bạo hành. Xuất phát từ đặc trưng nghề nghiệp là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thế đặc biệt bảo vệ trẻ em luật sư Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp trong công cuộc bảo vệ quyền trẻ em.

 

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo tuyên truyền Luật an ninh mạng và phòng chống bạo lực học đường

Thời gian gần đây, xảy ra liên tiếp các vụ việc trẻ em bị bạo hành gây nhiều hậu quả thương tâm. Điển hình như vụ việc bé V.A ở Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh bị người tình của bố bạo hành đến tử vong, hay vụ việc bé L.H.A ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội bị bố ruột đánh chết chỉ vì đọc sai chữ H. Gần đây nhất là vụ việc bé gái tên Tr (sinh năm 2021) nhập viện  Nhi trung ương ngày 26/7/2022 trong tình trạng tím tái, li bì và sốt cao, nghi bị ngược đãi, hành hạ. Qua điều tra, lực lượng chức năng xác định mẹ cháu Tr thuê người trông cháu để đi làm ở tỉnh khác. Trong quá trình trông cháu Tr., do cháu bị sốt và quấy khóc nên vợ chồng người trông cháu đã dùng dây sạc điện thoại buộc chân, dùng que gỗ, búa nhựa đánh vào đầu, người, dùng chăn quấn vào người và dùng băng dính bịt miệng cháu Tr và còn rất nhiều vụ thương tâm khác khiến dư luận phẫn nộ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trẻ em bị bạo hành là sự thiếu hiểu biết pháp luật về quyền trẻ em của những người có hành vi bạo hành. Đáng chú ý hơn hết là việc nhiều người vẫn còn chưa phân biệt được sự khác nhau của dạy dỗ trẻ và bạo hành trẻ em. Nhiều người vẫn cho rằng, đánh trẻ là một hành vi dạy dỗ và đây là việc riêng của gia đình, rằng“Thương cho roi cho vọt” là cách dạy dỗ con cái của mình. Nhiều người bên cạnh cũng cho rằng, đó là việc riêng gia đình người khác nên thôi không can thiệp, không hỏi han, lơ đi như không biết. Chính vì suy nghĩ “việc riêng của gia đình” nên khi luật sư tham gia tố tụng với vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại, người đại diện hợp pháp của bị hại không hợp tác vì cho rằng đó là việc tự dạy bảo con trong gia đình nên không cần luật sư tham gia bảo vệ. Điều nay, gây khó khăn cho luật sư trong việc thu thập chứng cứ, lời khai từ những người làm chứng, người đại diện cho bị hại. Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ việc bé L.H.A bị bố bạo hành dẫn đến tử vong tại Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại yêu cầu áp dụng tình tiết tặng nặng do người bị bạo hành là trẻ em gây hậu quả tử vong. Người có hành vi bạo hành và những thân xung quanh vẫn chưa ý thức được người bị bạo hành không chỉ là con của mình mà còn là một công dân được pháp luật bảo vệ quyền được sống. Điều này gây ra khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của luật sư khi thu thập chứng cứ, lấy lời khai, quá trình bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị hại là trẻ em tại Toà án.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo bảo vệ em bé bị bạo hành tại TAND quận Bắc Từ Liêm

Bên cạnh việc tham gia vào các vụ án với vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại. Đội ngũ luật sư cũng đang làm rất tốt công tác tuyên truyền pháp luật về quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành, xâm hại. Trong nửa đầu năm 2022, đã có rất nhiều buổi tuyên pháp luật vì quyền trẻ em được tổ chức tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và phối hợp tổ chức tại các Ủy ban cấp xã phường tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.

Nhằm khẳng định rõ hơn nữa vị trí, vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền trẻ em, đội ngũ luật sư tiếp tục nâng cao kiến thức nghiệp vụ, trau dồi thêm hiểu biết tâm sinh lý trẻ em, tâm lý của gia đình nạn nhân. Tiếp tục nâng cao vai trò của Luật sư trong vụ án hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em đảm bảo việc xây dựng nhà nước pháp quyền.

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, UV BCH Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam

  • Thạc sỹ - Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

    Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

    Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT liên hệ:  0902201233 - cố định 024 66544233

    Email: luatsubichhao@gmail.com

    Web: www.luatducan.vn

    Face: Công ty luật TNHH Đức An

    Luật Đức An, chất lượng và uy tín.

    Trân trọng!