1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Tranh chấp hợp đồng tín dụng giải quyết thế nào

Tranh chấp hợp đồng tín dụng giải quyết thế nào

Tranh chấp trong hợp đồng tín dụng là một trong những dạng tranh chấp phổ biến nhất hiện nay được giải quyết tại tòa án nhân dân các cấp. Giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng tại tòa án đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Dịch vụ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tranh chấp hợp đồng tín dụng 090 220 1233


1. Hợp đồng tín dụng ngân hàng và các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản đã được quy định trong Bộ luật dân sự 2015.  

     Hợp đồng ghi nhận thỏa thuận của hai hay nhiều bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng ngân hàng khi bên cho vay là tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là các ngân hàng. Hợp đồng tín dụng về bản chất là hợp đồng cho vay, theo đó ngân hàng (bên cho vay) giao cho bên vay một khoản tiền để dử dụng vào mục đích xác định trong thời hạn nhất định, theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

     Tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng giữa bên cho vay và bên vay. Đó thường là những tranh chấp về lãi xuất, nợ gốc, nợ lãi, việc giải ngân, xử lý tài sản bảo đảm…Tranh chấp này đối với bên vay là các hộ gia đình; cá nhân hay tổ chức không có đăng ký kinh doanh và không nhằm mục đích lợi nhuận. Hoặc là các tranh chấp kinh doanh thương mại khi vay là tổ chức; cá nhân có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.

     Có nhiều dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng như tranh chấp về hành vi vi phạm nghĩa vụ của một bên hoặc các bên trong hợp đồng; tranh chấp về việc thực hiện biện pháp bảo đảm đối với hợp đồng tín dụng có bảo đảm tài sản, tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng; tranh chấp về định giá, xử lý tài sản bảo đảm đối với những hợp đồng tín dụng.

Theo quy định tại Điều 295 BLDS 2015 thì tài sản bảo đảm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
  • Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
  • Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
  • Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Các loại tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm thường gặp như:

  • Tài sản bảo đảm không còn trên thực tế
  • Giá trị tài sản bảo đảm không đủ để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm
  • Một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau và xảy ra tranh chấp giữa các bên nhận bảo đảm
  • Tài sản bảo đảm không thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm…
  •  

2. Dịch vụ của Công ty luật TNHH Đức An

- Soạn đơn khởi kiện;

- Nghiên cứu hồ sơ, tìm chứng cứ bảo vệ quyền lợi bên vay, bên cho vay;

- Xem quá trình trả nợ vay, nợ gốc, lãi phạt, lãi chậm trả;

- Nguyên nhân dẫn đến trả nợ vay chậm;

- Tài sản thế chấp có thuộc quyền sở hữu của bên vay;

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên vay tại toà án

- Tham gia hoà giải tại toà án

Liên hệ Luật sư dân sự: 090 220 1233

Thạc sỹ - Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  0902201233 - cố định 024 66544233

Email: luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn

Face: Công ty luật TNHH Đức An

Luật Đức An, chất lượng và uy tín.

Trân trọng!