1
Bạn cần hỗ trợ?

Quy định về cho vay nặng lãi

Thế nào là cho vay nặng lãi, mức lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi, quy định tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Luật Đức An tư vấn liên hệ đặt lịch tư vấn: 090 220 1233


Khái niệm cho vay lãi nặng được quy định Nghị quyết số: 01/2021/NQ-HĐTP  hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây viết tắt là Bộ luật Hình sự) và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

  1. “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.
    Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.

   

2. Xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm

1. Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với:

a) Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;

b) Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay.

c) Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.

2. Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.

3. Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,...) thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

4. Áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng

Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng được xác lập trước ngày 01-01-2017 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực) thì việc áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất xác định như sau:

Hợp đồng đang được thực hiện là hợp đồng mà các bên chưa thực hiện xong quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận và các quyền, nghĩa vụ khác phát sinh từ hợp đồng mà pháp luật có quy định.
Hợp đồng đang được thực hiện mà lãi, lãi suất không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết.
Hợp đồng đang được thực hiện mà lãi, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc áp dụng pháp luật để xác định lãi, lãi suất như sau:
Đối với khoảng thời gian trước ngày 01-01-2006 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, Nghị quyết ngày 28-10-1995 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1995.
Đối với khoảng thời gian từ ngày 01-01-2006 đến trước ngày 01-01-2017 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005.

Điều 476 Bộ luật dân sự 2005

Điều 476. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29-11-2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất cơ bản đồng Việt Nam

Điều 1. Quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm
Điều 4. Xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005
Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng xác lập trước ngày 01-01-2017 thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 theo hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết này thì tại thời điểm xét xử sơ thẩm, lãi, lãi suất trong hợp đồng được xác định như sau:

1. Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay có nghĩa vụ trả lãi trên nợ gốc quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả, nếu các bên có thỏa thuận về việc trả lãi đối với nợ gốc quá hạn.
Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc).

2. Hợp đồng vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi, lãi suất được xác định như sau:

a) Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xác lập hợp đồng tương ứng với thời gian vay chưa trả lãi. Trường hợp các bên không xác định rõ lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ.
Tiền lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả = (nợ gốc chưa trả) x (lãi suất theo thỏa thuận hoặc lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xác lập hợp đồng) x (thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc);

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả.
Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc);

3. Khi xác định lãi, lãi suất theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Tòa án không được tính lãi trên nợ lãi chưa trả.

Đối với khoảng thời gian từ ngày 01-01-2017 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015.

4. Quy định về tội cho vay nặng lãi 

Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:
“1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống tệ nạn gia đình, phạt tiền từ 10-20 triệu trong trường hợp sau đây:

đ) Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;”

Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, hành vi cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt hành chính  hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015

Dấu hiệu nhận biết tội cho vay nặng lãi

– Về chủ thể của tội phạm: người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi thì đều phải chịu trách nhiệm về tội này.

– Khách thể của tội phạm: tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước về tín dụng mà cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ; xâm phạm đến lợi ích của công dân.

– Mặt chủ quan của tội phạm: yếu tố lỗi của người phạm tội ở đây là lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ hành vi cho vay lãi xuất cao của mình là vi phạm pháp luật, nhưng vẫn thực hiện vì lợi nhuận bất chính kiếm được là rất cao.

– Mặt khách quan tội phạm:

Về hành vi: hành vi khách quan của tội này là hành vi cho người khác vay tiền, nhưng là cho vay với mức lãi xuất cao gấp 05 lần mức lại suất cao nhất trong hợp đồng dân sự.

Mức hình phạt của tội cho vay nặng lãi theo quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên , thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Hành vi cho vay nặng lãi có thể phải chịu mức phạt  đến 05 năm tù ngoài ra có thể phạt tiền đến 100 triệu đồng

Phí tư vấn và ký hợp đồng dịch vụ pháp lý đại diện theo uỷ quyền theo thỏa thuận

Luật sư  kinh nghiệm giải quyết các vụ việc về đất đai

Thạc sỹ - Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  0902201233 - cố định 024 66544233

Email: luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn

Face: Công ty luật TNHH Đức An

Luật Đức An, chất lượng và uy tín.

Trân trọng!