1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Luật sư bảo vệ người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Luật sư bảo vệ người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Hiện nay, có nhiều trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng, khi giai đoạn đại dịch covid 19 diễn ra. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động như: tiền lương, chế độ bảo hiểm,…. Khi bị chấm dứt hợp đồng, người lao động thường ở thế yếu, không biết cách để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An với kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc lao động xin gửi đến bạn đọc một số quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động có thể tìm cách bảo vệ mình. Liên hệ: 090. 2201233


Điều 13 Luật lao động 2019 quy định, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ Luật lao động 2019, người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

“a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

 

Bên cạnh đó, Bộ Luật lao động 2019 cũng quy định các trường hợp mà người sử dụng lao động không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

- Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

- Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

- Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Trường hợp 1: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp 2:  Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động có các quyền và lợi ích hợp pháp sau:

  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động;
  • Được thanh toán tiền những ngày chưa nghỉ hàng năm;
  • Được hưởng trợ cấp thôi việc/ trợ cấp mất việc làm/ trợ cấp thất nghiệp (nếu có đủ điều kiện);
  • Được thanh toán các khoản nợ khác (nếu có);
  • Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
  • Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động được hưởng các quyền lợi sau:

- Người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường trên, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc.

- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

- Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

- Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Dịch vụ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động

- Tư vấn các quy định về chấm dứt hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

- Tư vấn cho người lao động phương pháp yêu cầu người sử dụng lao động giải quyết quyền lợi cho mình

- Tham gia trong quá trình hòa giải viên giải quyết tranh chấp lao động (trong trường hợp bắt buộc phải hòa giải trước khi khởi kiện)

- Soạn đơn khởi kiện nộp tới Tòa án có thẩm quyền

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án.

- Thu thập chứng cứ, đưa ra quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo với kinh nghiệm trong giải quyết cac vụ việc lao động

Công ty Luật TNHH Đức An

Địa chỉ: 64b, phố Nguyễn Viết Xuân, Phường Khương Mai, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại cố định: 024.66544233  -   Di động: 0902201233

Email: luatsubichhao@gmail.com

Rất mong hợp tác cùng Quý khách hàng

Trân trọng!

Giám đốc - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Công ty luật TNHH Đức An