1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tư Vấn Luật Hôn Nhân Và Gia Đình / Dịch vụ tư vấn thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước

Dịch vụ tư vấn thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước

Làm thế nào để đăng ký con nuôi đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cha mẹ nuôi và con nuôi? Dịch vụ tư vấn soạn thảo nộp hồ sơ nuôi con nuôi trong nước Luật Đức An: 024.66544233


  1. Điều kiện nuôi con nuôi trong nước:

Luật Nuôi con nuôi 2010 tại  Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi
1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 Điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.
3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
Luật Hôn nhân gia đình 2014 tại Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi

1. Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha đẻ, mẹ đẻ và con đã làm con nuôi của người khác được thực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

3. Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không còn hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.

- Quyền và nghĩa vụ của con nuôi đối với cha nuôi, mẹ nuôi

Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nhận con nuôi được cơ quan có thẩm quyền đăng ký theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010.

Con nuôi cũng là thành viên trong gia đình, được hưởng quyền và có nghĩa vụ như con đẻ. Quyền và nghĩa vụ của con nuôi với cha mẹ nuôi được thực hiện như quyền và nghĩa vụ con của con đẻ với cha mẹ đẻ.

Theo đó, con nuôi có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: con có quyền được thương yêu, tôn trọng, được học tập, giáo dục, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo dức,… và con có nghĩa vụ yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình,…

- Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ nuôi và con nuôi trong trường hợp chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt (ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực), quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi, con nuôi cũng chấm dứt. Và theo đó, quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đẻ và con đẻ (người đã được nhận làm con nuôi) được khôi phục.

Trong trường hợp, cha mẹ đẻ không còn hoặc không có điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Luật nuôi con nuôi 2010 tại Điều 15. Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em
1. Trường hợp trẻ em không được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình gốc thì cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em đó.
2. Việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em được quy định như sau:
a) Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em; nếu có người nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu không có người nhận trẻ em làm con nuôi thì lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;
b) Trường hợp trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng thì người giám hộ, cha mẹ đẻ, người thân thích có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong thời hạn 60 ngày để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi; nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết. Hết thời hạn thông báo, niêm yết, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;
c) Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần có gia đình thay thế, cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách gửi Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo 03 lần liên tiếp trên báo viết hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác của tỉnh.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Sở Tư pháp để xóa tên trẻ em đó trong danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế.
Hết thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế cho Bộ Tư pháp;

 

  1. Thủ tục nuôi con nuôi trong nước

Hồ sơ của người nhận con nuôi:

Tên giấy tờ

Mẫu đơn, tờ khai

Số lượng

- Đơn xin nhận con nuôi trong nước. Trường hợp người nhận con nuôi có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi: Đơn đăng ký nhu cầu nhận trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi.

Đơn xin con nuôi trong nước.doc
Đơn đăng ký nhu cầu nhận trẻ em sống ở CSND.doc

Bản chính: 1
Bản sao: 0

- Bản sao Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

 

Bản chính: 0
Bản sao: 1

- Phiếu lý lịch tư pháp;

 

Bản chính: 1
Bản sao: 0

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân:

 

Bản chính: 0
Bản sao: 0

+ Trường hợp người nhận con nuôi là cặp vợ chồng nhận con nuôi: Giấy chứng nhận kết hôn.

 

Bản chính: 1
Bản sao: 0

+ Trường hợp người nhận con nuôi là người độc thân nhận con nuôi: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

 

Bản chính: 1
Bản sao: 0

- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

 

Bản chính: 1
Bản sao: 0

- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

 

Bản chính: 1
Bản sao: 0

  1.  
  2. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

Tên giấy tờ

Mẫu đơn, tờ khai

Số lượng

- Giấy khai sinh;

 

Bản chính: 0
Bản sao: 1

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

 

Bản chính: 1
Bản sao: 0

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

 

Bản chính: 1
Bản sao: 0

- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;

 

Bản chính: 1
Bản sao: 0

- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

 

Bản chính: 1
Bản sao: 0

3. Dịch vụ tư vấn thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước

– Tư vấn khả năng được nhận con nuôi căn cứ vào yêu cầu và hồ sơ ban đầu

– Xin cấp lý lịch tư pháp cho người nhận con nuôi
– Soạn thảo hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi trong nước 
– Nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi 
– Theo dõi, xúc tiến việc ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi 
– Thực hiện các yêu cầu khác về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật

Phí tư vấn và dịch vụ theo thoả thuận

Thạc sỹ - Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  0902201233 - cố định 024 66544233

Email: luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn

Face: Công ty luật TNHH Đức An

Luật Đức An, chất lượng và uy tín.

Trân trọng!