1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Dịch vụ tư vấn Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng

Dịch vụ tư vấn Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng

Thế chấp bất động sản vay vốn ngân hàng để phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống là hoạt động vô cùng phổ biến hiện nay. Sau khi kết thúc việc vay vốn ngân hàng, chủ sở hữu cần phải thực hiện thủ tục xóa thế chấp sổ hỏ ở ngân hàng. Để thực hiện một cách thuận lợi, chủ sở hữu cần nằm rõ quy trình thực hiện cũng như quy định của pháp luật về vấn đề này. Để mọi người nắm bắt được thông tin một cách chính xác và đơn giản nhất, công ty Luật Đức An xin gửi đến bạn đọc bài viết về trình tự, thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng.


1. Quy định pháp lý:

Để có thể đăng ký xóa đăng ký biện pháp bảo đảm, người yêu cầu phải đáp ứng được một trong các căn cứ quy định tại điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về đăng ký tài sản bảo đảm:

“Điều 21. Các trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm

1. Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;

b) Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;

c) Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;

d) Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm

đ) Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;

g) Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

h) Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;

i) Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;

k) Theo thỏa thuận của các bên.

2. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì khi yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó.”

Như vậy, người có yêu cầu phải đảm bảo được một trong các yêu cầu nêu trên thì mới đủ điều kiện để nộp hồ sơ xóa đăng ký tài sản thế chấp tại ngân hàng.

2. Hồ sơ xóa đăng kí thế chấp tài sản bảo đảm

Việc thực hiện xóa đăng ký thế chấp đất vay ngân hàng được quy định tại Điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP và Điều 19 Thông tư số 07/2019/TT-BTP theo đó hồ sơ bao gồm:

-        Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);

-        Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;

-        Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;

-        Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp củ thể mà người yêu cầu xóa đăng ký tài sản bảo đảm phải nộp thêm một trong các loại giấy tờ sau đây(01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu):

-        Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại;

-        Văn bản giải chấp; văn bản thanh lý hợp đồng thế chấp; hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản khác chứng minh việc xử lý xong toàn bộ tài sản thế chấp;

-        Căn cứ chứng minh việc tài sản bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ hoặc quyết định phá dỡ, tịch thu tài sản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

-        Bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp thế chấp, tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu.

 

3. Trình tự, thủ tục xóa đăng ký xóa thế chấp

·       Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu xóa đăng ký thế chấp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

-        Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa.

-        Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai (nếu là tổ chức) hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nếu là hộ gia đình, cá nhân.

·       Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ yêu cầu đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ từ chối nhận hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định. Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, cán bộ tiếp nhận cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; và vào Sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

·       Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Căn cứ Điều 48 Nghị định 102/2017/NĐ-C quy định thủ tục xóa đăng ký tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất:

-        Ghi nội dung đăng ký thế chấp vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận.

-        Sau khi ghi vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận, thì chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.

·       Bước 4: Trả kết quả

Trả lại cho người yêu cầu đăng ký gồm các loại giấy tờ sau:

- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp có chứng nhận của Văn phòng đăng ký QSD đất (01 bản chính);

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có ghi nội dung chứng nhận xóa thế chấp (01 bản chính).

Văn phòng đăng ký QSD đất trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký theo phương thức nhận kết quả trực tiếp tại Văn phòng đăng ký QSD đất hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường; Bộ phận giao dịch một cửa liên thông của UBND các huyện, thị xã, thành phố; nhận tại Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc gửi qua đường bưu điện có bảo đảm theo lựa chọn của người yêu cầu đăng ký.

   Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký QSD đất có thỏa thuận phương thức trả kết quả đăng ký khác thì thực hiện trả kết quả đăng ký theo phương thức đã thỏa thuận.

Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký giải chấp

-        Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm đăng ký và trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo.

-         Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Trên đây là trình tự thủ tục xóa đăng ký thế chấp tài sản bảo đảm, người yêu cầu thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp để được xóa thế chấp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và thực hiện theo thủ tục xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ theo hướng dẫn trên đây. Nếu còn gì vướng mắc, xin hãy lên hệ với công ty Luật Đức An chúng tôi để được giải đáp vướng mắc cũng như giải quyết những khó khăn trong quá trình xóa đăng ký thế chấp tài sản bảo đảm.

Liên hệ Luật sư đất đai

Liên hệ Luật sư tư vấn đất đai - Phí Tư vấn theo giờ tư vấn

Luật sư  kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật đất đai, tuyên truyền pháp luật đất đai

Với Luật sư kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn pháp luật, đặc biệt là pháp luật về thừa kế, đất đai đã tư vấn trên VTV2, VietNamNet, Cafeland

 

Luật Đức An, chất lượng và uy tín

Trân trọng!

Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  0902201233 - cố định 024 66544233

Email: luatsubichhao@gmail.com                     Web: www.luatducan.vn

Face: Công ty luật TNHH Đức An