Thẩm quyền Tòa án giải quyết tranh chấp chuyển nhượng cổ phần
Hiện nay các vụ việc tranh chấp hợp đồng dân sự ngày càng có xu hướng gia tăng về số lượng và độ phức tạp. Do không am hiểu pháp luật và trình tự tố tụng nên đôi khi người khởi kiện thường mất phương hướng và không biết giải quyết các vướng mắc của mình như thế nào? Phải khởi kiện ở Tòa án nào?
Vậy nên công ty Luật Đức An gửi đến bạn đọc bài viết này nhằm giải thích rõ hơn quy định của pháp luật về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
1. Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 tại Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Điều 35 và Điều 37 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng phân định rõ thẩm quyền theo cấp của Tòa án bao gồm Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Thẩm quyền của các cơ quan này được quy định cụ thể như sau:
-
Khoản 1 điều 37 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.”
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các vụ việc như sau:
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về hợp đồng dân sự trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
-Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này theo thủ tục sơ thẩm.
Trên đây là phân tích của chúng tôi về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự nói chung cũng như thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nói chung. Để có thể khởi kiện đòi lại quyền lợi của mình, các doanh nghiệp cũng như cá nhân người khởi kiện cần xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc của mình để tránh trường hợp mất thời gian cũng như gặp khó khăn trong quá trình khởi kiện.
3. Liên hệ Luật sư tư vấn doanh nghiệp
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Liên hệ Luật sư tư vấn đất đai - Phí Tư vấn theo giờ tư vấn
Luật sư kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật đất đai, tuyên truyền pháp luật đất đai
Với Luật sư kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn pháp luật, đặc biệt là pháp luật về thừa kế, đất đai đã tư vấn trên VTV2, VietNamNet, Cafeland
Luật Đức An, chất lượng và uy tín
Trân trọng!
Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO
Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT liên hệ: 0902201233 - cố định 024 66544233
Email: luatsubichhao@gmail.com Web: www.luatducan.vn
Face: Công ty luật TNHH Đức An