Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9.11
Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11): Nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật cho Nhân dân
Ngày 09 -11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội...
Ở nước ta, ngày 09-11-1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được ban hành. Sau Hiến pháp 1946, đất nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Những tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta.
Chính vì vậy, ngày 09-11, ngày ban hành Hiến pháp 1946 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (có hiệu lực từ ngày 01-01-2013). Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: “Ngày 9 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.
Pv: Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết ngày pháp luật Việt Nam có ý nghĩa thế nào?
Ls trả lời:
Ngày 09 -11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội...
Ở nước ta, ngày 09-11-1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được ban hành. Sau Hiến pháp 1946, đất nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Những tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta.
Chính vì vậy, ngày 09-11, ngày ban hành Hiến pháp 1946 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (có hiệu lực từ ngày 01-01-2013). Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: “Ngày 9 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.
Pv: Năm nay, ngày pháp luật Việt Nam được Thành phố Hà Nội có chủ trương thế nào?
Luật sư: Ngày 25-10, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 3692/UBND-NC về việc tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021.
Theo đó, để Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay tiếp tục được tổ chức đi vào chiều sâu, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân, UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch 218/KH-UBND ngày 5-10-2021 của UBND thành phố về hưởng ứng “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn Hà Nội năm 2021
Thời gian cao điểm (từ ngày 1-11 đến 9-11-2021), các đơn vị, địa phương tập trung phổ biến, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, cổng - trang thông tin điện tử và hệ thống loa truyền thanh cơ sở); truyền thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội; mít tinh; hội thảo; tọa đàm; thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm... phù hợp với điều kiện phòng, chống dịch và mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật năm 2021.
PV: Luật sư cho biết thành công của Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng chống covid có ý nghĩa thế nào đối với người dân Hà Nội ?
Luật sư: Cuộc thi tìm hiểu pháp luật có sự tham gia của nhiều ban ngành trong đó có Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tham gia với tư cách Ban giám khảo. Cuộc thi đã thu hút hơn 1 triệu lượt bài tham dự. Các câu hỏi trong cuộc thi rất sát với chỉ thị, chủ trương của Chính phủ và thành phố Hà Nội và nhằm để người dân hiểu hơn về các quy định của thành phố Hà Nội về 5K, đề xuất giải pháp nhằm giảm sự lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho mỗi người dân khi tuân thủ quy định pháp luật để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và phòng dịch chung.
Pv: Hoạt động tuyên truyền pháp luật đến từng quận huyện trong thành phố đã được thực hiện như thế nào?
Luật sư: Hiện nay, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cũng đã triển khai nhiều cuộc tuyên truyền pháp luật đến từng quận, huyện như Thanh Trì, Đông Anh, Thường Tín
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo tuyên truyền Luật đất đai ngày 2/11/2021 tại huyện Thanh Trì
Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân nói chung và cán bộ, công chức, viên chức nói riêng trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật