1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tư Vấn Luật Hôn Nhân Và Gia Đình / Tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn

Tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn

Trường hợp nào thì mẹ hay bố được nuôi con. Nếu không trực tiếp nuôi con thì cấp dưỡng như thế nào? Luật Đức An hướng dẫn quy định về điều kiện nuôi con khi ly hôn


1. Quy định pháp luật

Luật Hôn nhân gia đình 2014 tại Điều 81

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con

Theo đó, nếu muốn giành quyền nuôi con phải chứng minh các điều kiện về tài chính; đạo đức, nhân phẩm; thời gian chăm sóc, giáo dục con cái. Ngoài ra còn xem xét đến các yếu tố vật chất như nơi ăn, ở, đi lại học tập của con và yếu tố tinh thần như điều kiện vui chơi giải trí giúp con phát triển lành mạnh, trong sáng. Ví dụ chứng minh về bảng lương, nhà ở, điều kiện chăm sóc con, tình cảm yêu thương con.

2. Trường hợp nuôi con khi các con 6 tuổi

2.1. Trường hợp thứ nhất:

Về quyền nuôi con dưới 3 tuổi: Hai vợ chồng có thể thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con.

2.2. Trường hợp thứ 2: Vợ (chồng) không thể thỏa thuận về người được giành quyền nuôi con khi ly hôn thì có thể yêu cầu tòa giải quyết.  Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.

– Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

– Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ.

 

3. Việc cấp dưỡng cho con sau ly hôn đối với người không trực tiếp nuôi con:

Sau khi ly hôn thì vợ (chồng) người không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ và trách nhiệm cấp dưỡng và nuôi con đến khi thành niên là 18 tuổi. Trường hợp nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn.

Về mức tiền cấp dưỡng thì tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng

Mọi thắc mắc câu hỏi về tranh chấp nuôi con sau khi ly hôn liên hệ với Luật Đức An:

Luật Đức An, chất lượng và uy tín

Thạc sỹ - Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  0902201233 – hotline:  056.926.2199  

Email: luatsubichhao@gmail.com                     Web: www.luatducan.vn