1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Dịch vụ thu hồi nợ cho doanh nghiệp và cá nhân / Dịch vụ luật sư khởi kiện đòi nợ/thu hồi nợ

Dịch vụ luật sư khởi kiện đòi nợ/thu hồi nợ

Giao dịch vay, mượn tài sản hay các nghĩa vụ về tài sản phát sinh khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng diễn ra phổ biến trong đời sống thường ngày.Nhiều cá nhân bị vi phạm đòi nợ vay nhưng không biết cách làm thế nào để thu hồi nợ đúng luật .Hiểu được nhu cầu cấp bách về việc cần thu hồi nợ, thu hồi tài sản do vi phạm nghĩa vụ Luật Đức An cung cấp dịch vụ pháp lý về khởi kiện để đòi nợ cho khách hàng có nhu cầu.


 

1. Theo các luật sư trong mọi tranh chấp về việc thu hồi nợ cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, nhiều người thường không rõ các quy định của pháp luật dẫn đến việc thuê các cá nhân, tổ chức đòi nợ thuê. Thế nhưng, họ lại có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người vay. Do đó, không chỉ rủi ro bởi không đòi được khoản vay mà kéo theo chính bản thân cũng vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê  từ 01/01/2021, Luật Đầu tư sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực, đưa kinh doanh dịch vụ đòi nợ ra khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, và chính thức chuyển vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Đối với cá nhân, tiêu biểu là giao dịch vay tài sản, việc một người vay quá hạn không trả sẽ ảnh hưởng đến việc sở hữu, định đoạt tài sản đó của chủ sở hữu tài sản. Bên cạnh đó, việc tích lũy tài sản cá nhân sẽ bị tác động đáng kể, dẫn đến khi có việc quan trọng cần sử dụng tài sản, chủ sở hữu sẽ không thể thực hiện nhu cầu của mình. Đối với tổ chức tín dụng luôn muốn việc thu nợ của mình được diễn ra thuận lợi, khách hàng trả đúng hạn đồng nghĩa với việc không phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên, thực tế không dễ dàng và đơn giản như vậy. Khi hầu hết các phương pháp áp dụng để thu nợ không mang lại kết quả như mong muốn, tổ chức tín dụng sẽ tiến hành khởi kiện đối với bên vay ra toà án.

Mặc dù vậy, bạn có thể vẫn băn khoăn về thủ tục khởi kiện giao dịch vay hay việc cho vay của bạn có đúng quy định hay không? Lãi suất được áp dụng như thế nào? Án phí ra sao? Các giải pháp khác có gây thiệt hại hay vi phạm pháp luật không? Bên cạnh đó, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự nói chung, vụ kiện đòi tiền nói riêng từ trước đến nay còn gặp nhiều vướng mắc, nhất là vấn đề thời hạn. Nếu để quá thời hiệu khởi kiện giao dịch dân sự sẽ mất quyền khởi kiện đòi nợ. Đối với nhiều trường hợp không thông báo trước đối với bên vay nên chưa đủ điều kiện thụ lý đối với vụ kiện dân sự.

Con có quyền đòi nợ thay cho bố?

Bố tôi cho hai người bạn vay tiền để chạy việc cho con và lo cho con sang Nhật LĐXK năm 2012. Tổng số tiền cho vay là 60 triệu đồng không có lãi. Đã 8 năm rồi họ chưa trả, bố tôi cũng không đòi được. Xin hỏi tôi là con tôi có quyền đòi nợ cho bố không?

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp của bạn, nếu bố bạn không thể tự mình thực hiện việc đòi lại số tiền đã cho vay thì bạn có thể đại diện thực hiện quyền này theo hai trường hợp sau đây:

Thứ nhất, tham gia với tư cách đại diện theo uỷ quyền.

Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện theo uỷ quyền:

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Như vậy, trong trường hợp này bố bạn có thể uỷ quyền cho bạn thực hiện việc yêu cầu thanh toán nợ vay vơi tư cách là người đại diện theo uỷ quyền. Ngoài ra, cần lưu ý về tư cách của người uỷ quyền và người được uỷ quyền:

- Đối với người ủy quyền: nội dung ủy quyền phải phù hợp với điều kiện chủ thể trong giao dịch ( bên ủy quyền phải là chủ sở hữu tài sản)

- Đối với bên được ủy quyền: phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự. Cụ thể, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

 

Thứ hai, chuyển giao quyền thanh toán nợ vay cho bạn.

Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, Điều 365 quy định về chuyển giao quyền yêu cầu như sau 

“1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:

a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.

2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này".

Như vậy, trong trường hợp này bố của bạn có thể thực hiện chuyển giao quyền đòi nợ cho bạn theo thoả thuận nhưng khi bố bạn chuyển quyền đòi nợ cho bạn  thì bạn phải thông báo bằng văn bản, thông báo việc chuyển nhượng quyền đòi nợ cho người vay được biết.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Các loại nợ phát sinh yêu cầu khởi kiện gồm:

+   Nợ phát sinh từ vay, mượn tài sản nhưng không thanh toán;

+   Nợ phát sinh từ vi phạm hợp đồng;

 

+   Nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng

2. Dịch vụ hồ sơ Khởi kiện đòi nợ:

Khi các biện pháp hòa giải, thương lượng không thể thực hiện được sẽ cần khởi kiện ra Tòa án để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật và các biện pháp hạn chế tẩu tán tài sản. Chính vì vậy, Luật sư Luật Đức An sẽ tiến hành việc hoàn thiện hồ sơ khởi kiện sau khi tiếp cận bên nợ để thương lượng thu hồi nợ mà người nợ không có thiện chí hợp tác giải quyết nợ bao gồm:

+   Soạn thảo đơn khởi kiện (Căn cứ trên tài liệu, chứng cứ và thông tin hợp pháp đã phân tích cơ sở pháp lý);

+   Nộp hồ sơ đơn khởi kiện;

+   Tư vấn, hướng dẫn cho người khởi kiện về án phí, lệ phí tòa án;

+   Tham gia vụ kiện khi có giấy triệu tập của tòa (tại các phiên hòa giải, thương lượng, giao nộp chứng cứ);

+   Cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại tòa, tiến hành tranh tụng bảo vệ quyền lợi cho đương sự;

+   Tư vấn, hướng dẫn làm đơn yêu cầu thi hành án;

+   Tư vấn, hướng dẫn các thủ tục khác liên quan đến vấn đề khởi kiện thu hồi nợ cho khách hàng....

Như vậy, với sự có mặt của Luật sư, khách hàng yên tâm vào vấn đề giải quyết vụ việc của mình.

Liên hệ dịch vụ luật sư đại diện theo ủy quyền

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỨC AN

Giám đốc: Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  0902201233

Email:  luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn