1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Việc người việt nam định cư ở nước ngoài để sở hữu một căn nhà tại Việt Nam cần phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật để thực hiện thủ tục mua bán nhà ở. Để tìm hiểu quy định pháp luật về mua bán nhà ở, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây. Luật Đức An cung cấp dịch vụ làm thủ tục sang tên sổ đỏ như dưới đây: 0902201233


Cập nhật ngày 16.11.2020 - Luật Đức An

1. Luật sư tư vấn người Việt Nam định cư nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam

Theo quy định Luật Quốc tịch, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú , sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Để được công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện gì? Thực hiện những thủ tục gì để được công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn hãy liên hệ tới Luật Đức An luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Điều kiện người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại Việt Nam;

+ Thời hạn sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật;

+ Trình tự, thủ tục công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc 

Gọi: 090 220 1233 ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Đức An tư vấn dưới đây:

Chủ đề: 

Xin hỏi về thời hạn được sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam. Khi hết thời hạn thì có được xin gia hạn không? Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Thời hạn được sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở 2014

c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam theo Khoản 4 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật nhà ở.

Thủ tục gia hạn khi hết thời hạn sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam.

Khoản 1 Điều 77 Nghị định 99/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật nhà ở quy định về vấn đề gia hạn thời hạn sở hữu nhà tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Điều 77. Gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Trường hợp cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo quy định tại Điểm c Khỏan 2 Điều 161 của Luật Nhà ở thì việc gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở được quy định như sau:

a) Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì phải có đơn ghi rõ thời hạn đề nghị gia hạn thêm kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó xem xét, giải quyết;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ sở hữu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và có văn bản đồng ý gia hạn một lần thời hạn sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ khi hết hạn sở hữu nhà ở lần đầu ghi trên Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này;

c) Căn cứ văn bản đồng ý gia hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm ghi gia hạn trên Giấy chứng nhận; cơ quan cấp Giấy chứng nhận phải sao một bản Giấy chứng nhận và chuyển cho Sở Xây dựng để theo dõi.

Căn cứ theo quy định trên, người nước ngoài được sở hữu nhà có thời hạn 50 năm đối với căn hộ trong tòa nhà chung cư nếu có nhu cầu gia hạn thì được gia hạn theo quy định pháp luật.

Người nước ngoài có được hưởng di sản là đất nông nghiệp?

Chủ đề: Người nước ngoài, Việt kiều mua nhà

Chồng là người nước ngoài đang sống tại Việt Nam với vợ người Việt. Trường hợp hai vợ chồng mua đất nông nghiệp, xây nhà để ở và trồng cây. Khi người vợ mất có để di chúc để đất lại cho chồng, người chống có được hưởng di sản đó, tiếp tục sống và làm việc trên đất đó không?

Người nước ngoài có được hưởng di sản là đất nông nghiệp?

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An trả lời bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 thì: “Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”

Như vậy theo quy định trên thì người nước ngoài không được phép nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

Luật Nhà ở 2014 tại Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Do người chồng là người nước ngoài đã định cư ở Việt Nam nên người chồng là cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh tại Việt Nam.

Khoản 3 Điều 160 Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cá nhân là người nước ngoài đủ điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam Khoản c Khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở 2014 quy định:

Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;

Điểm a Khoản 2 Điều 162 Luật nhà ở 2014 quy định

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Đối với chủ sở hữu là cá nhân nước ngoài thì được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm nhưng trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở này theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;

Do đó chồng là người nước ngoài khi kết hôn và định cư tại Việt Nam với người vợ Việt chỉ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng phải đảm bảo trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Đối với đất nông nghiệp thì chồng chỉ được hưởng quyền thừa kế tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai 2013.

 

Vợ chồng tôi có một căn nhà ở Việt Nam và hiện tại chúng tôi đang định cư ở Mỹ. Xin hỏi, chúng tôi có cần phải ủy quyền cho người thân về căn nhà trên hay không? Xin luật sư tư vấn giúp. Cảm ơn.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội tư vấn:

Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:

Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

Theo quy định trên, khi vợ chồng bạn định cư ở nước ngoài thì vợ chồng bạn vẫn được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, điểm d khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở như sau:

 Điều 10. Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở

1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.

Căn cứ quy định trên, nếu muốn quản lý nhà ở khi vợ chồng bạn định cư ở nước ngoài thì có thể ủy quyền cho người thân để quản lý.

Theo Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải có giấy tờ sau đây:

– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mặt khác, khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, họ phải có đầy đủ đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở (trong đó có giao dịch tặng cho nhà ở) theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Việc mua bán, nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định trên. Trình tự cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Luật Đức An cung cấp dịch vụ làm thủ tục sang tên sổ đỏ như dưới đây:

1. Quy trình cung cấp dịch vụ sang tên sổ đỏ:

Bước 1: Luật sư tiếp nhận hồ sơ, thông tin

Bước 2: Thiết lập quan hệ giữa Luật sư và Khách hàng thông qua Hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản để ghi nhận các công việc luật sư thực hiện, thời gian thực hiện và phí dịch vụ pháp lý.

Bước 3: Ký kết hợp đồng ủy quyền của Khách hàng cho Luật sư để thực hiện tất cả các công việc nhân danh & đại diện Khách hàng.

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho Khách hàng.

Bước 5: Thực hiện các công việc pháp lý tại các cơ quan có thẩm quyền.

3. Lợi ích khách hàng đạt được khi sử dụng dịch vụ sang tên sổ đỏ tại Luật Đức An:

- Được Luật sư, chuyên viên của Luật Đức An tư vấn đầy đủ thủ tục khi sang tên sổ đỏ, bao gồm:

- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ và thủ tục công chứng;

- Thay mặt Khách hàng làm việc với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Thủ tục đơn giản, tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện;

Luật Đức An thực hiện toàn bộ các thủ tục cho đến khi ra sổ đỏ và bàn giao lại cho khách hàng.

Phí tư vấn và đại diện nộp hồ sơ sang tên: Theo từng hồ sơ cụ thể

Thông tin liên hệ đối với dịch vụ tư vấn đại diện cấp sổ đỏ đối với nhà ở:

Công ty luật TNHH Đức An

Web: www.luatducan.vn

Hotline: 0902.201.233

Địa chỉ: 64B, Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Email: luatsubichhao@gmail.com

Fanpage: Công ty luật TNHH Đức An