Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của Luật sư trong việc tư vấn pháp lý, giúp khách hàng tiếp cận pháp lý, đảm bảo quyền công dân, quyền con người, Luật Đức An với Luật sư kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình sự, tham gia bào chữa nhiều vụ án hình sự được đồng hành cùng thân chủ trên con đường bảo vệ công lý.
1. Quy định pháp luật về luật sư bào chữa hình sự
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
1. Người bào chữa có quyền:
a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;
b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.
Điều 74. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng
Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
1. Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn.
2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, bị tạm giữ phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.
Trong thời hạn 24 giờ kể khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị tạm giam không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.
2. Dịch vụ luật sư bào chữa hình sự do Luật Đức An cung cấp
- Luật sư bào chữa từ giai đoạn có đơn tố cáo
- Luật sư bào chữa từ giai đoạn điều tra
- Luật sư bào chữa đến khi có bản án sơ thẩm
- Luật sư tham gia vụ án giai đoạn phúc thẩm
- Luật sư soạn đơn kháng cáo, soạn đơn đề nghị giám đốc thẩm
3. Cách thức đặt dịch vụ của Luật Đức An
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng, tiện lợi, Luật Đức An cung cấp dịch vụ thông qua các hình thức sau (có thu phí):
+ Đối với những vấn để pháp lý mang tính chất phức tạp, Quý khách hàng có thể đặt lịch để trao đổi trực tiếp với luật sư tại địa chỉ của văn phòng số 64B, Nguyễn Viết Xuân, Thanh Xuân, Hà Nội:
Bước 1: Liên hệ tới số điện thoại 090.220.1233 để đặt lịch tư vấn.
Bước 2: Nêu vấn đề cần tư vấn, chuẩn bị tài liệu, hồ sơ có liên quan và thanh toán phí tư vấn sau đó Luật sư thực hiện tư vấn theo nội dung yêu cầu của khách hàng tại văn phòng Công ty Luật TNHH Đức An.
Lưu ý: Phí tư vấn được tính theo giờ tư vấn, thanh toán trước khi tư vấn.
Trân trọng!
Luật Đức An uy tín và chất lượng
Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT liên hệ: 0902201233
Email: luatsubichhao@gmail.com
Web: www.luatducan.vn
Luật Đức An, chất lượng và uy tín.