1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Doanh nghiệp / Chi nhánh hạch toán độc lập trực thuộc doanh nghiệp

Chi nhánh hạch toán độc lập trực thuộc doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp lựa chọn chi nhánh hạch toán độc lập, tức là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chi nhánh sẽ được ghi tại sổ kế toán của đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc. Chi nhánh tự lập báo cáo tài chính, trực tiếp kê khai thuế GTGT và trực tiếp nộp hồ sơ khai thuế TNDN của mình


Theo quy định tại khoản 1 điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định  Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, chi nhánh doanh nghiệp nhà nước là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Tuy nhiên, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, trong một số trường hợp có thể nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh đó. Theo quy định nêu trên thì chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp chủ quản, không có tư cách pháp nhân độc lập. Trên thực tế khi thành lập chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hình thức hạch toán cho chi nhánh bao gồm chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

 

Chi nhánh hạch toán độc lập

 

– Có bộ máy kế toán riêng theo Luật Kế toán.

– Kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,… tại chi nhánh hạch toán độc lập.

– Lập và nộp báo cáo tài chính tại cư quan thuế chủ quản của chi nhánh đó.

– Đăng ký sử dụng hóa đơn riêng

– Có con dấu riêng, mã số thuế riêng, tài khoản ngân hàng riêng.

Chi nhánh hạch toán độc lập cũng sẽ lập báo cáo và hạch toán giống như một công ty riêng rẽ. Doanh nghiệp chủ quản sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất.

Chi nhánh hạch toán độc lập vẫn chịu sự chi phối của doanh nghiệp chủ quản. Doanh nghiệp có thể thay đổi người đứng đầu chi nhánh mà không cần thông qua người đứng đầu chi nhánh.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc được chia làm hai loại. Là chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với doanh nghiệp chủ quản và chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với doanh nghiệp chủ quản.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với doanh nghiệp chủ quản

– Không phải kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân tại nơi đặt trụ sở chi nhánh. Mà sẽ khai tập trung tại doanh nghiệp chủ quản. 

– Không phải lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Không phải kê khai thuế giá tị gia tăng nếu không kinh doanh lĩnh vực nhà hàng ăn uống.

– Có thể sử dụng con dấu. 

– Có thể sử dụng hóa đơn riêng.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với doanh nghiệp chủ quản

– Không phải kê khai thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi đặt trụ sở chi nhánh. Khai tập trung tại doanh nghiệp chủ quản.

– Có bộ máy kế toán thuộc bộ máy kế toán của công ty.

– Không phải lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Kê khai thuế giá trị gia tăng tại nơi đặt trụ sở chi nhánh. 

– Kê khai và nộp lệ phí môn bài tại nơi đặt trụ sở chi nhánh.

– Có thể sử dụng con dấu, hóa đơn riêng.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh sẽ chuyển số liệu doanh thu, chi phí, chứng từ về doanh nghiệp chủ quản để kê khai thuế và báo cáo tài chính.

Khi doanh nghiệp  lựa chọn chi nhánh hạch toán độc lập, tức là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chi nhánh sẽ được ghi tại sổ kế toán của đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc. Chi nhánh  tự lập báo cáo tài chính, trực tiếp kê khai thuế GTGT và trực tiếp nộp hồ sơ khai thuế TNDN của mình.

Khai thuế giá trị gia tăng:

Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng (Điểm a, b Khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013).

Khai thuế thu nhập doanh nghiệp:

Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc (Điểm a, b khoản 1 Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013).

Công ty Luật TNHH Đức An cung cấp dịch vụ tư vấn quy định pháp luật chi nhánh doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập bao gồm các dịch vụ sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về lập báo cáo tài chính với chi nhánh hạch toán độc lập;
  • Tư vấn quy định pháp luật về thủ tục khai thuế đối với chi nhánh hạch toán độc lập;
  • Tư vấn quy định pháp luật về các hình thức hạch toán đối với chi nhánh doanh nghiệp;
  • Tư vấn quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp  với chi nhánh phụ thuộc;

Phí tư vấn: 500.000 đồng - 1.000.000 đồng/ giờ tư vấn

Hình thức tư vấn: Trực tiếp tại văn phòng hoặc trả lời tư vấn qua điện thoại

Quý khách hàng quan tâm đến các dịch vụ của Luật Đức An vui lòng liên hệ để đặt lịch tư vấn:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỨC AN

Giám đốc: Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Địa chỉ: 64B, Nguyễn Viết Xuân, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  090.220.1233

Email:  luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn