1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Doanh nghiệp / Thủ tục cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Thủ tục cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Điều 3 Luật an toàn thực phẩm thì bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Bên cạnh đó sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. Như vậy, các nhà hàng ăn uống, công ty kinh doanh đồ ăn nhanh,… sẽ phải đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm như thế nào và thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm ra sao? Sau đây Luật Đức An đưa ra những quy định pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các nhà hàng ăn uống và trình tự thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm


1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà hàng

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà hàng ăn uống nói chung có các nghĩa vụ chung của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm như sau:

- Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;

- Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này;

- Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;

 

- Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;

 

- Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn;

- Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra;

- Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;

- Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này;

- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra.

Bên cạnh các nghĩa vụ phải thực hiện nêu trên do pháp luật quy định, cá nhân, tổ chức kinh doanh nhà hàng ăn uống cũng có được các quyền sau đây:

- Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;

- Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;

- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống

Đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống:

- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.

- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.

- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đối với chế biến và bảo quản thực phẩm

- Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.

- Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.

- Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

3. Cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

3.1. Điều kiện cấp chứng nhận an toàn thực phẩm

Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo như phần 2 nêu trên;

- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3.2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà hàng nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Công ty Luật TNHH Đức An cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Công ty Luật TNHH Đức An cung cấp dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chúng tôi sẽ cung cấp những dịch vụ sau:

a. Tư vấn cho khách hàng điều kiện cần thiết để xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng;

b. Hướng dẫn khách hàng trong việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu

c. Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho nhà hàng;

d. Thay mặt khách hàng tiến hành thủ tục xin “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe”, “Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm” cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh

e. Kết hợp với khách hàng đón tiếp đoàn kiểm tra địa điểm.

f. Thay mặt khách hàng nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

g. Tư vấn hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề pháp luật có liên quan

Liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ pháp lý

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỨC AN

Giám đốc: Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Hotline: 0902.201.233

Địa chỉ: 64B, Nguyễn Viết Xuân, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  0902201233

Email:  luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn