1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Dịch vụ tư vấn soạn thảo Hợp đồng

Dịch vụ tư vấn soạn thảo Hợp đồng

Hiện nay với sự bùng nổ về số lượng doanh nghiệp thành lập mỗi năm thêm vào đó là nhu cầu mua sắm của người dân và các doanh nghiệp tăng nhanh là điều kiện mạnh mẽ cho sự phát triển lưu thông và mua bán hàng hóa. Mua bán hàng hóa là một giao dịch thương mại trong đó người bán sẽ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán; Người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán, nhận và sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Hợp đồng mua bán hàng hóa mang những bản chất chung có trong hợp đồng là sự thỏa thuận dùng để thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ kinh doanh. Luật sư soạn thảo hợp đồng Luật Đức An - 090 220 1233


Khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên xác lập với nhau các quyền và nghĩa vụ tương ứng, người mua giao hàng, nhận tiền, người bán nhận hàng và giao tiền, bên cạnh đó là rất nhiều những nghĩa vụ và quyền lợi phát sinh xung quanh việc mua bán hàng hóa do đó khi xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên nên đọc kỹ hợp đồng và đưa ra những điều khoản phù hợp với quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi tham gia quan hệ mua bán. Trên thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp xảy ra tranh chấp với nhau đều do những sơ hở thiếu sót của các điều khoản hợp đồng. Cũng vi lẽ đó, Luật Đức An cũng đưa ra một số điểm chú ý để các bên tham khảo khi tham gia quan hệ mua bán hàng hóa và xác lập hợp đồng.

  1. Căn cứ pháp lý áp dụng cho họp đồng mua bán hàng hóa

-Bộ luật dân sự 2015

-Luật thương mại 2005

  1. Đối tượng của hợp đồng

Theo Luật thương mại 2005, hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại. Như vậy đối tượng của hợp đồng phải là hàng hóa dược phép kinh doanh, khi soạn thảo hợp đồng, các bên nên đề cập rõ ràng số lượng, khối lượng, diện tích…, hàng hóa, giá cả

Yêu cầu về hàng hóa

Đầu tiên, các bên cần tìm hiểu về tính hợp pháp của loại hàng hóa mà mình chuẩn bị mua bán. Bởi không phải mọi loại hàng hóa đều được đưa vào kinh doanh, mua bán. Có những hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Đối với loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được thực hiện việc mua bán. Đây là bước nền tảng để thực hiện việc mua bán hàng hóa.

Các điều kiện về số lượng, chất lượng, cách thức bảo quản, đóng gói... hàng hóa do các bên thỏa thuận lúc xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa. Hầu hết hàng hóa đưa vào mua bán trong thị trường phải có nhãn hàng hóa. Nội dung phải thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm: tên hàng, tên và địa chỉ của người chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, tùy theo từng loại hàng hóa mà có những nội dung cụ thể như: hạn sử dụng, thành phần định lượng, thông số kĩ thuật, thông tin hệ số an toàn… Nhãn hàng hóa phải được đặt ở vị trí dễ quan sát, bảo đảm thông tin ghi trên nhãn hàng hóa là chính xác.

Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

Khi bên mua cho rằng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì có quyền từ chối. Pháp luật có quy định rõ về các trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Ví dụ như: không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa cùng chủng loại, không phù hợp với mục đích mà bên mua đã yêu cầu, không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó…

Trong trường hợp này, bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa có trước thời điểm hàng hóa đã được giao cho bên mua, kể cả khi khiếm khuyết đó được phát hiện sau khi bên mua đã nhận hàng; trừ trường hợp trong lúc kí hợp đồng, bên mua đã biết về những khiếm khuyết của hàng hóa nhưng vẫn chấp nhận kí thì bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa. Hơn nữa, nếu như sau khi bên mua nhận hàng về mà khiếm khuyết của hàng hóa mới phát sinh trong quá trình sử dụng do lỗi của bên bán thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán chịu trách nhiệm.

Kiểm tra hàng hóa

Kiểm tra hàng hóa là một khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa. Bước này được thực hiện trước khi giao hàng nhằm bảo đảm hàng hóa giao đúng hợp đồng, hạn chế được tranh chấp phát sinh. Bên bán phải tạo điều kiện, bảo đảm cho bên mua tiến hành kiểm tra hàng hóa. Nếu như hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hóa, thì việc kiểm tra hàng hóa tiến hành khi hàng hóa được chuyển tới địa điểm đến. Sau khi kiểm tra, bên mua phải thông báo về tình trạng hàng hóa, về các khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua biết. Nếu như bên mua không thông báo thì bên bán không phải chịu trách nhiệm đối với những khiếm khuyết này. Tuy nhiên, có những khiếm khuyết bên mua không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra thông thường. Trường hợp này, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm.

Nếu như bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi bên bán giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng và bên mua phải nhận hàng theo hợp đồng.

Giao hàng hóa

Nếu như bên bán giao hàng thiếu so với hợp đồng nhưng vẫn còn thời hạn giao hàng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu trong thời hạn còn lại. Trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó và phải thanh toán theo giá thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo giá khác do các bên thỏa thuận.

Đối với một số hàng hóa có chứng từ đi kèm, thì bên bán có nghĩa vụ giao đầy đủ chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua. Chứng từ có thể gửi kèm hàng hóa hoặc gửi riêng tùy theo thỏa thuận giữa các bên.

Địa điểm giao hàng

Về địa điểm giao hàng, người bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm thỏa thuận. Tuy nhiên, một số hợp đồng lại không có thỏa thuận về vấn đề này. Theo quy định pháp luật địa điểm giao hàng được thỏa thuận như sau:

Nếu như quá trình vận chuyển hàng hóa từ bên bán đến bên mua qua nhiều trung gian vận chuyển thì bên bán phải giao hàng cho bên trung gian vận chuyển đầu tiên đúng thỏa thuận. Và sau khi bên bán giao hàng cho bên vận chuyển đầu tiên, mặc dù bên mua chưa nhận được hàng nhưng nghĩa vụ giao hàng của bên bán đã thực hiện xong và mọi trách nhiệm sự hư hỏng hàng hóa sẽ do bên trung gian gánh vác.

Nếu như lúc kí hợp đồng, bên bán biết địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa của bên mua thì bên bán phải giao hàng đến địa điểm đó. Trên thực tế bên bán thường vi phạm nội dung này, cho rằng trong hợp đồng không ghi rõ địa điểm giao hàng nên bên bán vẫn trữ hàng tại kho của mình và yêu cầu bên mua đến nhận.

Nếu không thuộc hai trường hợp trên, bên mua phải đến địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì đến nơi cư trú của bên bán lúc kí hợp đồng để lấy hàng. Trường hợp này, bên mua chịu rủi ro cao hơn do phải bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nơi giao hàng của bên bán về kho, địa điểm kinh doanh của bên mua.

Thời hạn giao hàng

Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng. Một số hợp đồng không quy định về thời điểm giao hàng, hoặc ghi thời hạn giao hàng chung chung, gây khó khăn cho bên bán cũng như bên mua trong việc giao nhận hàng. Ví dụ như, trong hợp đồng ghi thời hạn giao hàng vào tháng 11/2012. Trường hợp này, bên bán có quyền giao hàng vào bất kì thời điểm nào trong tháng 11 và thông báo trước với bên mua.

Nếu như bên bán giao hàng trước thỏa thuận thì bên mua có quyền chấp nhận hoặc từ chối nhận hàng. Do đó, việc giao hàng cần phải có thỏa thuận giữa các bên và và phương án giải quyết khi giao hàng không đúng hạn.

  1. Điều khoản thanh toán

Đây là một diều khoản được xem là khá quan trọng của bất kì hợp đồng mua bán hàng hóa nào nhất là đối với bên bán hàng hóa bởi bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa là sự trao đổi, bên bán trao hàng hóa và nhận tiền thanh toán, mục đích cuối cùng của hợp đồng đối với bên bán là thu được tiền về cho doanh nghiệp.

Thứ nhất về phương thức thanh toán:

Phương thức thanh toán sẽ được các bên lựa chọn dựa vào mức độ tin cậy giữa các bên, khả năng thanh toán, hoặc phụ thuộc đối tượng hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp trong nước, thường áp dụng phương thức chuyển khoản hoặc tiền mặt.

Các bên cần thỏa thuận rõ ràng phương thức thanh toán. Phương thức thanh toán thường có sự liên hệ với thời điểm giao hàng, nhận các chứng từ.

Thứ hai về thời gian thanh toán:

Thông thường, việc thanh toán không được thực hiện luôn vì người mua thường có xu hướng thanh toán thành nhiều lần, chậm trễ thanh toán, gây khó khăn cho bên bán.

Để khuyến khích bên mua thanh toán sớm và đầy đủ, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung ưu tiên trong trường hợp thanh toán ngay hoặc trong vòng bao nhiêu ngày kể từ thời điẻm giao hàng, ví dụ: giảm giá, ưu đãi.

Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc nội dung thỏa thuận bị vô hiệu, thì thời điểm thanh toán sẽ là thời điểm giao hàng theo quy định của pháp luật. Giao hàng một đợt thì tiền hàng sẽ giao sau khi bên mua nhận đủ hàng hóa. Trường hợp giao hàng thành nhiều đợt, thì việc thanh toán sẽ được thực hiện theo từng đợt giao hàng.

Thứ ba về đia điểm thanh toán:

Nếu áp dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt, các bên cần thỏa thuận về địa điểm thanh toán là địa điểm của bên bán hay địa điểm giao nhận hàng, trụ sở của bên mua hoặc một địa điểm khác do một trong hai bên ấn định.

Nếu áp dụng phương thức thanh toán qua nghiệp vụ ngân hàng, các bên có thể linh hoạt trong việc lựa chọn địa điểm thanh toán.

Thứ tư về hậu quả của việc thanh toán chậm:

Thông thường, các bên thường bỏ qua nội dung này khi đàm phán, thỏa thuận.

Trường hợp các bên không thỏa thuận, sẽ áp dụng quy định của pháp luật khi xảy ra tranh chấp.

Trường hợp các bên có thỏa thuận, có thể thỏa thuận về mức lãi suất trong thời gian chậm thanh toán, thời hạn chậm thanh toán được chấp thuận, các chế tài khác trong trường hợp chậm thanh toán.

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý tới trường hợp được miễn trách nhiệm nếu chậm trễ thanh toán, liên quan đến các trường hợp bất khả kháng hoặc được bên bán chấp thuận.

  1. Phạt vi phạm và booig thường thiệt hại

 

Điều khoản này quy định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần). Điều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu:  Ngăn ngừa đối phương có ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng và xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra.

Các trường hợp phạt:

(i) Phạt chậm giao hàng: Ví dụ: Nếu Người bán giao hàng chậm thì các khoản phạt sẽ áp dụng như sau: tuần đầu chậm giao, không tính phạt. Tuần thứ hai đến tuần thứ năm phạt 1% tuần giao chậm; từ tuần thứ sáu: 2 % tuần, nhưng tổng số tiền phạt giao chậm không quá 10% tổng giá trị hàng giao chậm.

(ii) Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng:

(iii) Phạt do chậm thanh toán: Phạt 1 tỷ lệ phần trăm của số tiền đến thời hạn thanh toán, tính theo thời hạn chậm thanh toán. Ví dụ: 1% của số tiền chậm thanh toán/ tháng; hoặc: Phân bố lãi suất chậm thanh toán, thường vận dụng tỷ lệ chiết khấu chính thức hay lãi suất hợp pháp được công bố hay lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng, có lúc còn cộng thêm vài %. Ví dụ: "Trường hợp chậm thanh toán, kể từ ngày đến hạn, số tiền chưa trả được tính lãi. Lãi suất tính theo lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng cộng thêm 2%.

  1. Điều khoản bất khả kháng

Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện được, mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm. Các sự kiện bất khả kháng mang 03 (ba) đặc điểm sau:  Không thể lường trước được; Không thể vượt qua; Xảy ra từ bên ngoài.

Tuy nhiên, vẫn có thể quy định trong hợp đồng coi là bất khả kháng các sự kiện mà bình thường ra thì không có đủ 3 đặc điểm trên, ví dụ: đình công, hỏng máy, mất điện, chậm được cung cấp vật tư . . . Cũng có thể quy định thêm rằng: các sự kiện đó chỉ tạm ngưng việc thực hiện hợp đồng chứ không làm hợp đồng mất hiệu lực.

  1. Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa chuyên nghiệp của công ty Luật TNHH Đức An
  • Rà soát ban đầu: chủ thể hợp đồng, đối tượng hợp đồng
  • Tiến hành thu thập thông tin, tổng hợp mong muốn, yêu cầu của khách hàng và bên đối tác
  • Soạn dự thảo hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Chuyển dự thảo hợp đồng lần một cho khách hàng kiểm tra
  • Điều chỉnh thành dự thảo hợp đồng lần hai
  • Chuyển dự thảo hợp đồng mua bán hàng hóa lần hai cho khách hàng
  • Chỉnh lý và chốt hợp đồng
  • Tư vấn cho khách hàng trong quá trình, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng
  • Tư vấn cho khách hàng giải quyết tranh chấp hợp đồng 

Liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây 

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỨC AN

Giám đốc: Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Hotline: 0902.201.233

Địa chỉ: 64B, Nguyễn Viết Xuân, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  0902201233

Email:  luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn