Luật Phòng chống tác hại rượu bia có hiệu lực từ 1.1.2020
Bắt đầu từ ngày 1/1/2020, luật Phòng, chống tác hại của rượu bia được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2019, sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, sẽ cấm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đang được dư luận quan tâm.
Việc ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được xem là biện pháp cấp thiết để góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do tác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội; bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, Mục tiêu, quan điểm của Luật là điều chỉnh, phòng ngừa, nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của rượu, bia ngay từ khi tiếp cận sản phẩm này để điều chỉnh hành vi mà không cần chờ đến khi lạm dụng.
Luật Phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019
Khoản 6 Điều 5 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chỉ rõ: “Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Như vậy dù uống rụ nhiều hay ít đều bị cấm lái xe.
Đặc biệt, quy định này sẽ mở rộng đối tượng không được uống rượu, bia khi tham gia giao thông và tạo chế tài nghiêm khắc để xử lý nghiêm minh người vi phạm, thể hiện quyết tâm của Quốc hội, của Chính phủ trong việc ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông.
Thứ nhất, tại Điều 5 của luật quy định rõ 13 hành vi bị nghiêm cấm là:
(1) Cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
Đây là quy định rất đáng chú. Như vậy, với quy định này “lệ” ép bia rượu ở nhiều nơi sẽ bị xóa bỏ.
Với nhiều người, mời rượu bia được xem như là một văn hóa, lễ nghi giao tiếp trong bàn tiệc. Nhưng mời nhau theo kiểu ép buộc uống đến mức không làm chủ được hành vi, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và thậm chí là coi thường mạng sống của người khác, thì không thể được xem là văn hóa, mà ngược lại cần bị lên án và bài trừ.
Trước đây, với việc ép nhau uống rượu bia như vậy, có người hưởng ứng, có người không đồng tình, nhưng từ ngày 1-1-2010, khi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực thực thi, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5, việc ép buộc người khác uống rượu bia là hành vi vi phạm pháp luật.
Đây là một quy định hoàn toàn mới, lần đầu tiên được luật hóa. Cũng có thể nói rằng đây là sự điều chỉnh rất cần thiết đối với một hiện tượng phổ biến, đáng báo động, gây ra những hậu quả nguy hại cho cộng đồng và xã hội.
Đã là hành vi vi phạm pháp luật, đòi hỏi phải có chế tài nghiêm khắc để việc thực thi được hiệu quả. Do vậy, sau khi ban hành Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, còn cần có văn bản quy định các chế tài để xử lý đối với các hành vi bị nghiêm cấm theo luật này, đảm bảo khi luật có hiệu lực sẽ tạo ra sự biến chuyển rõ rệt về mặt ý thức khi sử dụng rượu bia, để quy định cấm ép buộc người khác sử dụng rượu bia thực sự có tính chất răn đe, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và mang tính khả thi cao trên thực tế.
Luật phòng chống tác hại của rượu bia sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2020. Từ thời điểm này, nhiều hành vi rất thường gặp ở Việt Nam sẽ bị cấm, trong đó có việc ép, thúc đẩy uống rượu bia.
(2) Cấm người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia;
Về trách nhiệm của gia đình quy định tại Điều 32 của Luật, các gia đình có trách nhiệm giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạn chế uống rượu, bia.Đồng thời, cần hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỷ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết, ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
(3) Cấm bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi;
Về vấn đề cấm bán đồ uống có cồn cho người dưới 18 tuổi, pháp luật Việt Nam đã có hệ thống văn bản tương đối đầy đủ từ trước đến nay. Đó là Nghị định 40/2008/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu đã có quy định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi; Nghị định 73/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội đã qui định phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với một trong những hành vi: xúi giục, cưỡng ép, tạo điều kiện cho trẻ em dưới 16 tuổi uống rượu, bia; chủ khách sạn, nhà hàng, quán ăn bán các loại rượu, nước uống hoặc các chất kích thích khác có nồng độ cồn từ 14 độ trở lên cho người chưa thành niên; bán rượu, bia cho trẻ em dưới 16 tuổi; Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh rượu, và các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn việc tiếp cận và sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác của người dưới 18 tuổi…
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo tuyên truyền Luật Phòng chống tác hại rượu bia tại UBND Phường Cầu Diễn ngày 18/12/2019
Không bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi. Đây là yêu cầu đối với tất cả cơ sở bán rượu, bia. Cụ thể, khoản 5 Điều 32 của Luật chỉ rõ: “Cơ sở bán, rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh”.
Quy định về điểm bán rượu, bia quy định tại khoản 7 Điều 32 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 không được mở mới các điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông. Điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ có thể hiểu là các quán bia, nhà hàng có phục vụ rượu…
Cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập
Những điểm mới của Luật Phòng chống tác hại rượu bia đã được Luật sư Phạm Thị Bích Hảo tuyên truyền tại UBND Phường Cầu Diễn ngày 18/12/2019. Luật có hiệu lực từ 1/1/2020