1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Luật sư Phạm Thị Bích Hảo với Truyền hình VTV2 chủ đề Tranh chấp đất giáp ranh giải quyết thế nào

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo với Truyền hình VTV2 chủ đề Tranh chấp đất giáp ranh giải quyết thế nào

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Căn cứ vào tính chất pháp lý của tranh chấp, có thể chia tranh chấp đất đai thành ba dạng chủ yếu sau: + Tranh chấp về quyền sử dụng đất + Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất + Tranh chấp về mục đích sử dụng đất. Trong dạng tranh chấp về quyền sử dụng đất thì tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lý (tranh chấp ranh giới đất đai) là tranh chấp thường gặp nhất. Trong thực tế các bên thường tự giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực hoặc để tranh chấp kéo dài qua nhiều năm nên vụ việc không được giải quyết. Để vụ việc tranh chấp được giải quyết đúng quy định pháp luật và đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các bên có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình.


Trường hợp bạn không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất. Trước khi khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền thì bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về đất đai và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm Đơn khởi kiện, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và căn cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo trả lời truyền hình VTV2 về quy định pháp luật và hướng giải quyết tranh chấp đất đai ngày 12/9/2019.

Đối với tranh chấp đất đai thường phức tạp và kéo dài người có tranh chấp nên đến luật sư để được tư vấn và bảo vệ, vụ việc có mâu thuẫn nghiêm trọng cần có đơn đề nghị hòa giải tại xã phường. Nếu hòa giải không thành thì khởi kiện tại tòa án là một thủ tục để tranh chấp được giải quyết và bản án có hiệu lực thi hành và được bảo đảm thực hiện bởi cơ quan thi hành án và bắt buộc thi hành.

Pháp luật đã quy định chức năng giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án cũng như của Ủy ban nhân dân. Với sự tham gia của cơ quan xét xử sẽ đảm bảo vụ việc được giải quyết khách quan, đảm bảo quyền lợi các bên. Ngoài ra, các bên cũng nên đến  luật sư để tư vấn pháp luật để có hướng giải quyết tranh chấp đúng quy định pháp luật, giữ được tình cảm anh em trong gia đình. Mâu thuẫn nên được giải quyết từ khi mới hình thành sẽ giảm những thiệt hại.

 

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn Luật sư TP Hà Nội