1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Hỏi đáp pháp luật / Điểm khác nhau giữa tố cáo và khiếu nại ?

Điểm khác nhau giữa tố cáo và khiếu nại ?

Luật sư tư vấn: Khiếu nại và tố cáo là hai khái niệm khác nhau chịu sự điều chỉnh của Luật tố cáo 2018 và Luật khiếu nại 2011. So sánh với khiếu nại theo Luật Khiếu nại 2011, Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Một điểm khác biệt cơ bản giữa khiếu nại và tố cáo là người tố cáo phải trực tiếp tố cáo không được ủy quyền và có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra. Người khiếu nại được tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Mục đích của tố cáo là bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, trong khi đó khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.


Luật sư tư vấn:

Khiếu nại và tố cáo là hai khái niệm khác nhau chịu sự điều chỉnh của Luật tố cáo 2018 và Luật khiếu nại 2011.

Tố cáo theo Luật Tố cáo năm 2018 là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây: Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Cơ quan, tổ chức.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ

Như vậy, theo quy định trên, chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định trong Luật Tố cáo chỉ là công dân có quyền tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

So sánh với khiếu nại theo Luật Khiếu nại 2011, Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Một điểm khác biệt cơ bản giữa khiếu nại và tố cáo là người tố cáo phải trực tiếp tố cáo không được ủy quyền và có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra. Người khiếu nại được tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Mục đích của tố cáo là bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, trong khi đó khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo