1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Thay đổi quyền nuôi con nhìn từ góc độ thực tiễn

Thay đổi quyền nuôi con nhìn từ góc độ thực tiễn

Khi cha mẹ ly hôn, con sẽ sống với một trong hai người nhưng cho dù sống với cha hay mẹ thì con vẫn phải được đảm bảo để phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần. Việc quyết định người cha hay người mẹ sẽ trực tiếp nuôi con phải dựa trên lợi ích của con. Người cha, người mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con để mình có thể trực tiếp nuôi con khi có đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật. Liên hệ Luật sư Hôn nhân gia đình Luật Đức An Hotline: 090.2201233


1. Quy định pháp luật.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại Điều 84 về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

 1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Theo quy định trên, người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ:

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

2. Thực tiễn

Tuy nhiên pháp luật cũng đặt ra quy định rằng khi thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con đủ 07 tuổi trở lên. Quy định này xuất phát từ lợi ích của người con. Việc ở với người cha hay người mẹ cũng đều có những tác động đến cuộc sống của con và con khi đủ 07 tuổi thì đã có những nhận thức nhất định, ở độ tuổi từ 07 đến 18 tuổi, là giai đoạn người con đang phát triển mạnh nhất về tam sinh lý vì vậy cần được nuôi dạy trong môi trường tốt nhất nên việc hỏi ý kiến của con từ 07 tuổi trở lên là rất cần thiết. Ý kiến, nguyện vọng của người con là cơ sở quan trọng để Tòa án xem xét có cho thay đổi người trực tiếp nuôi con hay không. Trong nhiều trường hợp khi người cha, người mẹ đang không trực tiếp nuôi con lại muốn nuôi con nhưng người con đó lại không muốn. Khi đó có căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con thì người cha, người mẹ đó có thể yêu cầu Tòa án giải quyết và Tòa án có trách nhiệm giải quyết dựa trên lợi ích tốt nhất cho người con.

3. Dịch vụ tư vấn thay đổi quyền nuôi con  của Công ty Luật TNHH Đức An

- Tư vấn các quy định pháp luật về hôn nhân gia đình, ly hôn

-  Tư vấn về vấn đề con chung, cấp dưỡng sau ly hôn

- Tư vấn về phân chia tài sản

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp nuôi con tại Tòa án

  1. 4. Phí tư vấn và bảo vệ của Luật sư Hôn nhân gia đình

Mức phí tư vấn và phí bảo vệ sẽ thỏa thuận trực tiếp với khách hàng theo từng vụ việc cụ thể.

5. Liên hệ Luật sư Hôn nhân gia đình Luật Đức An

Công ty Luật TNHH Đức An

Địa chỉ: 64B Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 090.2201233.

Website:    luatducan.vn                                – Email: luatsubichhao@gmail.com

Facebook: Công ty luật TNHH Đức An