Tranh chấp di sản thừa kế khi không có di chúc
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo trả lời VTV2 Pháp luật cuộc sống về nội dung chia di sản theo di chúc, tranh chấp di sản. Cảm ơn khán giả VTV2 đã gửi lời động viên những tư vấn của luật sư trên truyền hình. Những sự quan tâm của khán giả là động lực giúp luật sư nghiên cứu để có thêm nhiều tư vấn hữu ích, nhiều giải pháp cho người dân
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo cho biết: Trong quá trình bảo vệ nhiều vụ kiện tranh chấp di sản thừa kế luật sư đã thực hiện thì đa số các tranh chấp đều do không có di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực pháp luật nên khi mở thừa kế anh em trong gia đình thường xảy ra tranh chấp và những tranh chấp này thường xuyên và nghiêm trọng như vụ ở đan phượng là hậu quả rất đáng tiếc làm ảnh hưởng đến tình nghĩa anh em trong gia đình. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp là do không nắm vững quy định pháp luật về di chúc, chia di sản thừa kế. Một số trường hợp không nhờ luật sư, hoà giải tại ubnd xã phường mà tự giải quyết bằng bạo lực hoặc có hành vi làm ảnh hưởng uy tín danh dự bên kia nên cách thức giải quyết mâu thuẫn đất đai, di sản thừa kế này là vi phạm pháp luậtVí dụ 1 vụ tranh chấp đất đai ở phương liệt bố con tranh chấp đất đai hơn 10 năm phải đến khi vụ án giải quyết ở cấp phúc thẩm toà án nhân dân hà nội mới hàn gắn tình cảm cha con với bản án có tâm chia quyền sử dụng đất đứng tên 2 cha con. Để tránh những hậu quả xảy ra cần lập di chúc với tư vấn của luật sư, nếu cha mẹ muốn tặng cho luôn tài sản thì có thể lập hợp đồng tặng cho. Giải pháp nữa là nên khởi kiện tại toà dân sự để giải quyết tranh chấp. Với vai trò cơ quan xét xử sẽ đưa ra phán quyết trên cơ sở có tình có lý. Người dân không nên tự giải quyết sẽ không kiểm soát được hành vi có thể xảy ra vi phạm pháp luật.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo trong chương trình VTV2 Pháp luật và cuộc sống: Di chúc có hiệu lực khi nào? Di chúc vô hiệu thì có hiệu lực chia di sản không?
https://hieubietphapluat.com/co-duoc-lap-di-chuc-doi-voi-dat-dang-the-chap/