Luật sư hình sự bào chữa nhóm tội xâm phạm sở hữu
Trong những năm gần đây tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có nhiều diễn biến phức tạp, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm ở nước ta. Để hỗ trợ tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo tại phiên tòa hình sự, Luật Đức An với đội ngũ Luật sư tận tâm, chuyên nghiệp chuyên bào chữa các tội xâm phạm quyền sở hữu.
1. Các tội xâm phạm quyền sở hữu
Các tội xậm phạm sở hữu được quy định tại chương XVI (từ điều 168 đến điều180) Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có 13 Điều, bao gồm các tội: Tội cướp tài sản, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Tội cưỡng đoạt tài sản, Tội cướp giật tài sản, Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, Tội trộm cắp tài sản, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,Tội chiếm giữ trái phép tài sản,Tội sử dụng trái phép tài sản, Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
2. Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm hình sự đối các tội xâm phạm sở hữu
Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm hình sự đối nhóm xâm phạm sở hữu quy định tại chương XVI Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
3. Các dấu hiệu cấu thành các tội xâm sở hữu
-
Khách thể
Khách thể của các tội phạm xâm phạm sở hữu là quyền sở hữu đối với tài sản, làm thiệt hại cho quyền chiếm hữu, quyền sử dụng hoặc quyền định đoạt tài sản.
Những tài sản thuộc quyền sở hữu bao gồm: Tài sản thuộc sở hữu nhà nước, tài sản thuộc sở hữu tập thể, tài sản đang tạm thời thuộc quyền quản lý của nhà nước, xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã, tài sản công dân thuộc thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Mọi tài sản đều thể hiện dưới dạng vật, tiền, giấy tờ có giá trị tài sản.
-
Mặt khách quan
Hành vi chiếm đoạt tài sản: Là hành vi chuyển dịch vị trí pháp lý của tài sản trái pháp luật, chuyển dịch quyền sở hữu hợp pháp của chủ thể sang chủ thể khác không đúng pháp luật. Hành vi chiếm đoạt được thực hiện bằng nhiều phương pháp, thủ đoạn khác nhau nhưng tất cả mọi hành vi chiếm đoạt đều thực hiện bằng phương pháp chủ động tích cực (phương pháp hành động), biến tài sản của người khác thành tài sản của mình.
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản: Là hành vi chiếm tài sản của chủ thể đã mất khả năng thực tế quản lý tài sản.
Hành vi sử dụng trái phép tài sản: Là trường hợp xâm phạm quyền sử dụng tài sản một cách trái phép, khai thác giá trị sử dụng của tài sản mà không được phép của chủ tài sản.
Hành vi hủy hoại, làm hư hỏng tài sản, làm mất một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản.
Dấu hiệu hậu quả tác hại trong yếu tố khách quan của các tội phạm xâm phạm tài sản là mức độ thiệt hại nguy hại quy ra tiền. Để định tội cần chú ý coi trọng những quy định về giá trị tài sản bị gây thiệt hại, bị chiếm đoạt.
-
Mặt chủ quan
Mặt chủ quan các tội phạm xâm phạm sở hữu: Phần lớn các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản được thực hiện do hình thức lỗi cố ý, có một số tội được thực hiện do vô ý, như tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và tội cố ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.
-
Chủ thể
Chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu tài sản là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định chung.
4.Các khung hình phạt chính đối với các tội xâm phạm sở hữu
Hình phạt: Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định hai loại hình phạt đối với nhóm tội phạm này gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung:
Hình phạt chính gồm: Phạt tiền, cảnh cáo; cải tạo không giam giữ; tù có thời hạn; tù chung thân
Hình phạt bổ sung gồm: Phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Dịch vụ Luật sư tư vấn, bào chữa người bị bắt, bị can, bị cáo tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền về các tội xâm phạm sở hữu.
- Tư vấn pháp lý quy định về các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự và các quy định có liên quan (tư vấn thường xuyên hoặc tư vấn theo vụ việc tùy theo nhu cầu của khách hàng);
- Luật sư bào chữa, tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ trong trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã từ khi có quyết định tạm giữ;
- Luật sư bào chữa tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can từ khi có quyết định khởi tố bị can;
- Luật sư bào chữa tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị cáo từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử;
- Luật sư bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thẩm;
- Luật sư bào chữa trong giai đoạn xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
- Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự; Nghiên cứu hồ sơ vụ án; thu thập tài liệu chứng cứ;
- Soạn Đơn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, bản án hình sự phúc thẩm.
Khi có vướng mắc về hình sự, việc có luật sư bên cạnh là một hỗ trợ pháp lý hết sức cần thiết bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp một cách tối đa, tránh oan sai.
Phí dịch vụ thỏa thuận.
Liên hệ dịch vụ pháp lý:
Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Địa chỉ: 64B, Nguyễn Viết Xuân, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT liên hệ: 0902201233
Email: luatsubichhao@gmail.com
Web: www.luatducan.vn