1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Nghị định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Nghị định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Tạp chí Nông thôn Mới Tháng 7/2019 kỳ 1 Ngày 16/5/2019, Nghị định 42/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản vừa được Chính phủ ban hành có hiệu lực thi hành từ ngày 05/7/2019 và thay thế Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013. Để làm rõ hơn những điểm mới trong quy định về hành vi vi phạm và chế tài xử lý tương ứng với các hành vi vi phạm lĩnh vực thủy sản. Tạp chí Nông thôn mới đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật Đức An, Hà Nội xung quanh về vấn đề này. Hiện tại xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản được quy định trong Nghị định 103/2013/NĐ-CP đã quy định khá toàn diện và tập trung việc xử lý hầu hết các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi và phát sinh từ thực tiễn, cùng với việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung những văn bản hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Luật Thủy sản thì Nghị định 103/2013/NĐ-CP đã bộc lộ những bất cập, hạn chế cần được khắc phục. Nghị định 42/2019/NĐ-CP có các điểm nổi bật sau: - Nghị định mới chỉ rõ đối tượng xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản; - Bổ sung quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm; - Phần lớn các vi phạm đều được nâng mức xử phạt đặc biệt mức phạt tiền tối đa tăng gấp 10 lần so với quy định cũ. - Ngoài ra các hành vi vi phạm được quy định cụ thể, rõ ràng hơn đồng thời có bổ sung, khắc phục các điểm còn thiếu sót vướng mắc qua quá trình triển khai nghị định 103/2013/NĐ-CP. Cụ thể như theo Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (2 tỷ đồng).


Hiện tại xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản được quy định trong Nghị định 103/2013/NĐ-CP đã quy định khá toàn diện và tập trung việc xử lý hầu hết các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Tuy nhiên, trước những đòi hỏi và phát sinh từ thực tiễn, cùng với việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung những văn bản hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Luật Thủy sản thì Nghị định 103/2013/NĐ-CP đã bộc lộ những bất cập, hạn chế cần được khắc phục. Nghị định 42/2019/NĐ-CP có các điểm nổi bật sau:
- Nghị định mới chỉ rõ đối tượng xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản;
- Bổ sung quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm;
- Phần lớn các vi phạm đều được nâng mức xử phạt đặc biệt mức phạt tiền tối đa tăng gấp 10 lần so với quy định cũ.
- Ngoài ra các hành vi vi phạm được quy định cụ thể, rõ ràng hơn đồng thời có bổ sung, khắc phục các điểm còn thiếu sót vướng mắc qua quá trình triển khai nghị định 103/2013/NĐ-CP.
Cụ thể như theo Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (2 tỷ đồng). 

Đối với quy định xử phạt hành vi sử dụng điện để khai thác thủy sản Nghị định mới không có thay đổi nhiều về hành vi vi phạm mà chỉ tăng mức xử phạt để tăng mức răn đe đối với các hành vi vi phạm.