1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Sở hữu trí tuệ / Đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu

Đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục có thời gian kéo dài được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam đòi hỏi người thực hiện thủ tục phải có những hiểu biết quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Công ty Luật TNHH Đức An tư vấn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tại Việt Nam.


1. Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.

- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

 

Doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vì các lý do sau đây:

Một là, giúp đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, làm hạn chế tối đa việc khai thác, sử dụng của các chủ thể khác mà chưa được sự cho phép, bên cạnh đó còn giữ được uy tín, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Đăng ký nhãn hiệu còn là đòn bẩy giúp sản phẩm, dịch vụ thuận tiện hơn trong quá trình quảng bá và lưu thông trên thị trường;

Hai là, làm giảm tối đa việc làm giả, làm nhái hoặc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tương tự gây nhầm lẫn khiến người tiêu dùng lựa chọn sai, bảo vệ quyền lợi của những người tiêu dùng.

Ba là, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Nếu một sản phẩm, dịch vụ không được đăng ký nhãn hiệu đồng nghĩa với việc nó không được bảo vệ hoàn toàn, điều này sẽ gây ra nhiều rủi ro cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Chính vì vậy, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu được các nhà đầu tư rất chú trọng trước khi đưa ra quyết định.

2. Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam

Bước 1: Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu

Doanh nghiệp có thể gửi mẫu nhãn hiệu kèm danh mục sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu bảo hộ cho Luật Đức An để được tra cứu nhằm biết được nhãn hiệu của doanh nghiệp dự định đăng ký có bị trùng hay gây nhầm lẫn hay không và trên cơ sở đó tư vấn, đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 4: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

3. Thời gian thực hiện:

-         Thời gian chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

-         Thời gian công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

-         Thời gian chấp nhận đơn hợp lệ về mặt nội dung: 09- 12 tháng kể từ ngày công bố đơn.

-         Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Lưu ý: Trên thực tế, thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu thường kéo dài từ 16-20 tháng tính từ ngày nộp đơn đăng ký.

4. Thương hiệu được bảo hộ từ thời điểm nào?

Kể từ khi nộp đơn đến khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ thường kéo dài tuy nhiên khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ sẽ có hiệu lực kể từ ngày nộp đơn.

Ví dụ: Ngày 01/06/2018 doanh nghiệp nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu. Đến ngày 01/01/2020 có thông báo cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu. Nhưng khi được cấp văn bằng bảo hộ thì thương hiệu lại có hiệu lực bảo hộ từ ngày 01/06/2018. Hay còn gọi là ngày ưu tiên của đơn đăng ký thương hiệu.

5. Thời hạn bảo hộ thương hiệu là bao lâu?

Tại Việt Nam văn bằng bảo hộ thương hiệu có thời hạn là 10 năm tính từ ngày ưu tiên (ngày nộp đơn). Và sẽ được gia hạn liên tục khi hết hạn. Nếu chủ sở hữu thương hiệu liên tục gia hạn văn bằng bảo hộ thì thời hạn bảo hộ của thương hiệu là vĩnh viễn, không giới hạn.

6. Dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam của Luật Đức An

Luật sư sẽ tư vấn giải đáp cho quý khách hàng các vướng mắc về nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu như:

-         Tư vấn các vướng mắc về đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;

-         Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

-         Soạn thảo tất cả các biểu mẫu liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;

-         Tư vấn việc sử dụng nhãn hiệu sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;

-         Tư vấn xử lý vi phạm, giải quyết các tranh chấp về bảo hộ nhãn hiệu.

Liên hệ  đặt lịch tư vấn trực tiếp với Luật sư để giải quyết hiệu quả vướng mắc sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu doanh nghiệp.

Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Địa chỉ: 64B, Nguyễn Viết Xuân, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ: 0902201233

 Email: luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn