1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Sự kiện bình luận / Các hành vi bị nghiêm cấm khi động vật mắc bệnh

Các hành vi bị nghiêm cấm khi động vật mắc bệnh

Theo Trưởng phòng dịch tễ Cục thú ý Bộ NN và PTNT cho hay đến cuối tháng 3 dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 440 xã, 84 huyện của 21 tỉnh thành với gần 65.000 con lợn đã bị tiêu hủy. Bên cạnh việc tiêu hủy lợn bị bệnh theo đúng trình tự quy định, tại một số địa phương có tình trạng người dân vứt xác lợn bị bệnh xuống sông, suối gây ô nhiễm môi trường, làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Đây là hành vi vi phạm pháp luật mà người dân vi phạm có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2018.


Theo Nghị định này thì những hành vi vứt xác lợn bị bệnh ra môi trường nào thì bị xử phạt? Mức phạt là bao nhiêu như thế nào? Tạp chí Nông thôn mới đã có cuộc trao đổi với luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật Đức An, Hà Nội xung quanh vấn đề này.

Thưa luật sư, theo quy định của pháp luật thì những hành vi nào liên quan đến việc xử lý động vật mắc bệnh bị pháp luật nghiêm cấm?

Theo quy định tại Điều 13 Luật Thú y năm 2017 về các hành vi bị nghiêm cấm khi động vật mắc bệnh:

- Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm làm lây lan dịch bệnh động vật.

- Khai báo, lập danh sách, xác nhận không đúng số lượng, khối lượng động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật nhiễm bệnh phải tiêu hủy; khai báo, xác nhận không đúng số lượng, khối lượng vật tư, hóa chất để phòng, chống dịch bệnh động vật với mục đích trục lợi.

- Không thực hiện việc thông báo, công bố dịch bệnh động vật trong trường hợp phải thông báo, công bố.

- Thông tin không chính xác về tình hình dịch bệnh động vật.

- Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật này.

- Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường.

- Vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm hoặc chất thải của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng có dịch khi không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.

- Tiêu hủy không đúng quy định hoặc không tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

Đối với các hành vi bị nghiêm cấm thì người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự tùy vào hành vi, tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi mình gây ra.

Vậy với biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, người dân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y sẽ phải chịu hình thức xử phạt nào?

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn gồm: Chứng chỉ hành nghề thú y; Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận vệ sinh thú y); Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y hoặc Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc thú y GMP (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận GMP); Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y;

- Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc phải lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật;

- Buộc thực hiện việc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật;

Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Khi có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.