1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Toà án / Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị tố cáo sai ?

Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị tố cáo sai ?

Tôi bị hàng xóm vu cho tội trộm cắp của họ 2 cây vàng, trong khi họ không hề có căn cứ gì, chỉ là ban công nhà tôi có thể đi sang nhà bên đó. Công an đang điều tra và thỉnh thoảng có gọi tôi lên hỏi chuyện. Tôi rất bức xúc vì chuyện này ảnh hưởng đến danh dự và sinh hoạt thường ngày của mình. Xin hỏi nếu công an tìm ra tôi không phải là thủ phạm thì tôi có kiện ngược lại hàng xóm tội vu khống được không?


Luật tố cáo 2018 tại Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo. Khoản 10. Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:

d) Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;

e) Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;

Căn cứ theo quy định trên, bạn nên trình bày và đề nghị cơ quan Công an xem xét lại việc tố cáo sai sự thật. Trường hợp chứng minh được hành vi cố tình tố cáo không đúng sự thật của người này gây thiệt hại trực tiếp tới danh dự nhân phẩm thì bố bạn có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại gồm thiệt hại về thu nhập, thiệt hại tổn thất tinh thần theo quy định trên. Bồi thường thiệt hại được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Xem thêm: https://vietnamnet.vn/vn/ban-doc/hoi-am/buc-xuc-vi-bi-hang-xom-vu-an-trom-vang-517928.html