1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Sự kiện bình luận / Quy định xử phạt của pháp luật đối với bạo lực học đường?

Quy định xử phạt của pháp luật đối với bạo lực học đường?

Thứ ba, 2/4/2019 | 05:40 GMT+7 Quy định xử phạt của pháp luật đối với bạo lực học đường? LSVNO - Theo thông tin báo chí, vào lúc 17h30 ngày 22/3/2019, sau giờ tan học, một nhóm học sinh ở lại lớp đóng cửa và có hành vi lột đồ, đánh hội đồng một nữ sinh. Video ghi lại cho thấy, nhóm nữ sinh liên tiếp đấm đá vào mặt và ngực bạn học mà không có ai can ngăn và không có sự phản kháng nào. Hình thức xử lý của pháp luật như thế nào đối với trường hợp này?


Để góp phần làm rõ hơn các quy định về vấn đề này, Luật sư LSVNO tư vấn như sau:

Thứ nhất: Hành vi đánh bạn tập thể đã vi phạm quy định về những điều học sinh không được làm.

Theo thông tin thì việc học sinh bị đánh tập thể là hành vi vi phạm được quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BGD&ĐT, ngày 28/3/2011 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Điều 41. Các hành vi học sinh không được làm:

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

3. Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.

4. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

5. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.

Nếu việc đánh bạn nếu đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác thì mức xử phạt theo Thông tư số 08/TT quy định về việc khen thưởng và kỉ luật học sinh các trường phổ thông ngày 21 tháng 3 năm 1988  Đuổi học 1 năm.

Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ khí (dao găn, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn,…) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương.

Thứ hai: Về trách nhiệm hình sự nếu hành vi cố ý gây thương tích gây tổn hại đến sức khỏe người khác một cách có tổ chức.

Điều 1 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Nếu trường hợp các em chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhưng đã đủ 12 tuổi thì tùy trường hợp có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Điều 89; hoặc đưa vào trường giáo dưỡng theo Điều 91 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Cụ thể, theo khoản 1, 2 Điều 90 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là:

Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.

Để cải tạo, giáo dục người chưa thành niên phạm tội, cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội, trong đó vai trò của gia đình hết sức quan trọng. Việc tuyên truyền quy định pháp luật để các em hiểu và tránh vi phạm là điều cần thiết.

LS Phạm Thị Bích Hảo

Bài viết liên quan: 

Luật sư bảo vệ trong các vụ án bạo lực trẻ em

http://luatducan.vn/Article/1156/Luat-su-tranh-tung-trong-cac-vu-bao-luc-cua-tre-em.html

Quy định xử phạt của pháp luật đối với bạo lực học đường

http://lsvn.vn/tro-giup-phap-ly/hoat-dong-tro-giup/quy-dinh-xu-phat-cua-phap-luat-doi-voi-bao-luc-hoc-duong-30772.html