1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Sự kiện bình luận / Có nên mua bán căn hộ qua hợp đồng ủy quyền?

Có nên mua bán căn hộ qua hợp đồng ủy quyền?

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại Điều 562. Hợp đồng uỷ quyền: “Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.” Hợp đồng ủy quyền được sử dụng trong công việc, bên được ủy quyền thực hiện công việc, trách nhiệm, nhân danh bên ủy quyền nhưng hiện nay hợp đồng này được sử dụng vào việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhà. Vậy đối với người mua nhà hình thức này thực sự có lợi hay hại, có đảm bảo pháp lý trước pháp luật hay không?


Có nên mua bán căn hộ qua hợp đồng ủy quyền?

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại Điều 562. Hợp đồng uỷ quyền: “Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Hợp đồng ủy quyền được sử dụng trong công việc, bên được ủy quyền thực hiện công việc, trách nhiệm, nhân danh bên ủy quyền nhưng hiện nay hợp đồng này được sử dụng vào việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhà. Vậy đối với người mua nhà hình thức này thực sự có lợi hay hại, có đảm bảo pháp lý trước pháp luật hay không?

Hợp đồng ủy quyền mua bán bất động sản là một dạng bên bán ủy quyền cho bên mua thực hiện giao dịch mua bán nhà ở. Đặc điểm của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là có giấy chứng nhận, không thuộc diện có tranh chấp, khiếu nại, không bị kê biên, không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch phải là chủ sở hữu hoặc được chủ sở hữu ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở, trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở. Căn cứ theo quy định tại Luật Nhà ở thì đối với Hợp đồng chuyển nhượng căn hộ chung cư phải là chủ sở hữu hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở. Người nhận ủy quyền quản lý, sử dụng và định đoạt (trong trường hợp định đoạt: chuyển nhượng mua bán thì không thể thực hiện với chính mình) do vậy người được ủy quyền có thể sử dụng mà thôi. Ngoài ra người nhận ủy quyền không thể làm sổ đỏ đứng tên người đó. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 141. Phạm vi đại diện

1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

c) Nội dung ủy quyền;

2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

Căn cứ theo quy định trên thì người đại diện chỉ được thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, không được thực hiện giao dịch dân sự với chính mình.

 

Một số trường hợp không được ủy quyền.

Căn cứ theo Điều 6 Luật nhà ở năm 2014 quy định về Các hành vi bị nghiêm cấm có các Khoản quy định như sau:

“8. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở ủy quyền hoặc giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, góp vốn hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện ký hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở, hợp đồng đặt cọc các giao dịch về nhà ở hoặc kinh doanh quyền sử dụng đất trong dự án.

9.     Thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở không đúng quy định của Luật này.”

Theo quy định tại Khoản 8 và 9 Luật nhà ở năm 2014  thì chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở không được ủy quyền hoặc giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, góp vốn hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện ký hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở, hợp đồng đặt cọc các giao dịch về nhà ở hoặc kinh doanh quyền sử dụng đất trong dự án.

Đối với bên mua nhà ở theo điểm a Khoản 1 Điều 119 Luật nhà ở 2014 . Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở.

1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:

a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

Như vậy, chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định. Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.

Thời hạn ủy quyền.

Bộ luật Dân sự 2015 tại điều Điều 140. Thời hạn đại diện

1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:

a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

Thời hạn đại diện được xác định theo giao dịch dân sự, nếu hợp đồng ủy quyền ghi nội dung giao dịch khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì khi thực hiện giao dịch đó xong thì việc ủy quyền chấm dứt. Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện. Trường hợp người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt.

Để đảm bảo quyền lợi của người mua nhà, không nên lạm dụng hình thức mua bán qua hợp đồng ủy quyền. Khi mua bán căn hộ, nhà ở bạn nên cân nhắc kỹ khi ký hợp đồng mua bán và thực hiện giao dịch, tránh mức tối thiểu nhất là việc ủy quyền để ký hợp đồng mua bán căn hộ.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An