Quyền thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp trong nền kinh tế. Về mặt pháp lý, thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc đại diện tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp việc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh mà không hoặc chưa đăng ký kinh doanh bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Để doanh nghiệp ra đời, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục thành lập doanh nghiệp kết thúc bằng việc doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp được chính thức thành lập và thành 1 chủ thể kinh doanh độc lập, có quyền và nghĩa vụ được nhà nước bảo hộ.
Quyền tự do thành lập doanh nghiệp
LSVNO - Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Để cụ thể hoá Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp “tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”.
Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp trong nền kinh tế. Về mặt pháp lý, thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc đại diện tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp việc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh mà không hoặc chưa đăng ký kinh doanh bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Để doanh nghiệp ra đời, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục thành lập doanh nghiệp kết thúc bằng việc doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp được chính thức thành lập và thành 1 chủ thể kinh doanh độc lập, có quyền và nghĩa vụ được nhà nước bảo hộ.
Quyền tự do thành lập doanh nghiệp thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Quyền được lựa chọn loại hình doanh nghiệp để thực hiện đầu tư kinh doanh.
Tùy thuộc vào mục đích đầu tư kinh doanh mà tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận như Công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…
- Quyền được lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư kinh doanh.
Nhà đầu tư được kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Hiện nay ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014.
- Quyền được lựa chọn quy mô kinh doanh, số doanh nghiệp để thành lập.
Quy mô kinh doanh thể hiện qua mức vốn đầu tư và số lượng lao động sử dụng trừ 1 số ngành nghề cần áp dụng mức vốn tối thiểu, nhà đầu tư chủ động quyết định mức vốn đầu tư lớn hay nhỏ, quy mô sử dụng lao động nhiều hay ít, không bị hạn chế mức vốn tối đa.
Nhà đầu tư có quyền góp vốn thành lập mô hình công ty mẹ, công ty con. Quyền này chỉ bị hạn chế khi đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Quyền được lựa chọn tên doanh nghiệp, nơi đặt trụ sở doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh.
Tên doanh nghiệp do nhà đầu tư lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp và thực hiện kế hoạch phát triển thương hiệu trong quá trình hoạt động. Doanh nghiệp thành lập sau không được phép trùng tên hay sử dụng tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã thành lập trước đó.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo