1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Sự kiện bình luận / Luật sư tư vấn thành lâp, điều kiện, thủ tục hồ sơ thành lập Hiệp hội

Luật sư tư vấn thành lâp, điều kiện, thủ tục hồ sơ thành lập Hiệp hội

Thành lập hiệp hội là một trong những hoạt động thông thường, mang tính cộng đồng và nhân văn cao. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quý khách hàng trong vấn đề thành lập các hiệp hội, tổ chức chúng tôi xin cung cấp các thông tin sau: Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Công ty luật TNHH Đức An tư vấn và soạn thảo hồ sơ thành lập hiệp hội 024.62857567 Email: luatsubichhao@gmail.com


Luật sư tư vấn:

Bạn không nói rõ là định thành lập Hiệp hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh nên luật sư tư vấn chung.

Theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Tổ chức hoạt động và quản lý hội

Để thành lập được hiệp hội cần 4 điều kiện cơ bản sau:

Điều kiện 1:

- Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật;

- Không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

Điều kiện 2:

- Có điều lệ: Do đó phải dự thảo điều lệ theo quy định

Điều kiện 3:

- Có trụ sở: Phải có cơ sở chính minh việc sử dụng trụ sở hợp pháp

Điều kiện 4:

- Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội  ít nhất một trăm (100) công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội đối với hiệp hội trong phạm vi cả nước;

Thứ hai: Về thành lập ban vận động thành lập hội.

Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.

Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau: Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên; Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên; Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên; Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.

Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.

Thứ ba: Trình tự, thủ tục thành lập hội.

Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin phép thành lập hội.

– Dự thảo điều lệ.

– Dự kiến phương hướng hoạt động.

– Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

– Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.

– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.

– Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

Bạn căn cứ quy định để thực hiện. Tuy nhiên, thủ tục thành lập hiệp hội cần đáp ứng rất chặt chẽ quy định pháp luật về thành lập.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo