1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Hợp đồng thuê nhà ở có phải công chứng

Hợp đồng thuê nhà ở có phải công chứng

Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định, trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.


1. Hợp đồng thuê nhà có phải công chứng, chứng thực?

Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định, trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Như vậy, hợp đồng cho thuê nhà ở phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp có yêu cầu từ các bên của hợp đồng. Tuy nhiên khuyến khích cá nhân, tổ chức khi thuê nhà chứng thực, công chứng hợp đồng thuê nhà để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thuê nhà. 

2. Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà ở

Hợp đồng cho thuê nhà mục đích để ở là một trong những dạng hợp đồng phổ biến nhất trong lĩnh vực cho thuê nhà hiện nay. Trước tiên dưới góc độ pháp lý có một số vấn đề cần đặc biệt lưu ý như sau:

+ Khái niệm nhà ở, bao gồm: Nhà mặt đất và nhà chung cư.

+ Mục đích thuê sử dụng vào để ở (Để một cá nhân, một nhóm người, hoặc một hộ gia đình cùng sinh sống trong ngôi nhà đó).

+ Tài sản cho thuê bao gồm toàn bộ ngôi nhà hay một phần ngôi nhà và các tài sản khác kèm theo (Điều hòa, tivi, tủ lạnh, máy gặt ...) nên lập thành bảng kê.

+ Điều khoản cho thuê lại nhà ở (Hai bên cần làm rõ vấn đề này, để tránh trường hợp khi bên thuê chưa hết hạn hợp đồng mà không muốn bị phạt hợp đồng lại tìm người khác để cho thuê lại và phát sinh tranh chấp).

+ Giá hợp đồng cho thuê nhà ở: Hai bên thường thỏa thuận một mức giá cố định thanh toán theo tháng hoặc quý. Nhưng nếu cẩn trọng hơn cần lập thêm nội dung làm rõ, giá trên đã bao gồm (hoặc không bao gồm các khoản thuế phát sinh). Về nguyên tắc, thì bên cho thuê nhà phát sinh thu nhập phải kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động cho thuê. Vậy, cần làm rõ giá thuê đó nghĩa vụ nộp thuế thuộc bên nào ?

+ Lưu ý khi cho người nước ngoài thuê nhà ở: Người nước ngoài khi thuê nhà ở khác với người Việt, họ cần khai báo việc lưu trú, sử dụng hợp đồng thuê nhà ở (kèm các giấy tờ nhà ở) để xin cấp giấy phép lao động, thẻ thường trú ... nên cần làm rõ nghĩa vụ chủ nhà cần cung cấp những tài liệu hồ sơ gì kèm theo hợp đồng thuê nhà này. Và đôi khi hợp đồng thuê nhà cần công chứng như vậy chủ nhà chắc chắn sẽ phải nộp khoản thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà này. Nghĩa vụ của chủ nhà sẽ phát sinh nhiều hơn so với việc cho người trong nước thuê nhà nên giá cho thuê nhà cũng cần phải tính đến khác khoản thuế thu nhập cá nhân của chủ nhà. Các nghĩa vụ xin giấy phép cho thuê nhà, đăng ký kinh doanh cho chủ nhà (kinh doanh dịch vụ lưu trú ...) cũng cần thỏa thuận rõ ràng.

 

3. Các điều khoản chính trong Hợp đồng thuê nhà

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………., ngày .... tháng .... năm ....

HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ

- Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;

- Căn cứ vào Luật nhà ở 2014;

- Căn cứ vào nhu cầu và sự thỏa thuận của các bên tham gia Hợp đồng;

Hôm nay, ngày.....tháng......năm........., các Bên gồm:

BÊN CHO THUÊ (Bên A):

Ông/bà: ……………………..

CCCD số:................do …………………...………..  cấp ngày............................

Nơi ĐKTT:.............................................................................................................

BÊN THUÊ (Bên B) :

Ông/bà: ……………………..

CCCD số:................do …………………...………..  cấp ngày..............Nơi ĐKTT:........................................................................................

Bên A và Bên B sau đây gọi chung là “Hai Bên” hoặc “Các Bên”.

Sau khi thảo luận, Hai Bên thống nhất đi đến ký kết Hợp đồng thuê nhà (“Hợp Đồng”) với các điều khoản và điều kiện dưới đây:

Điều 1. Nhà ở và các tài sản cho thuê kèm theo nhà ở:

Điều 2. Bàn giao và sử dụng diện tích thuê:

Điều 3. Thời hạn thuê

Điều 4. Đặc cọc tiền thuê nhà

Điều 5. Tiền thuê nhà:

Điều 6. Phương thức thanh toán tiền thuê nhà

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê nhà

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê nhà

Điều 9. Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà:

Điều 10. Điều khoản thi hành

BÊN CHO THUÊ

(ký và ghi rõ họ tên)

BÊN THUÊ

(ký và ghi rõ họ tên)

Để được tư vấn chi tiết và soạn hợp đồng vui lòng liên hệ tại:

  • Công ty luật TNHH Đức An

  • Số 64b, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

  • ĐT 090 220 1233 - 024.66544233

  • Web: www.luatducan.vn

  • Youtube: Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

  • Email: luatsubichhao@gmail.com