Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động
Hiện nay, trong nội bộ các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên xảy ra tranh chấp lao động về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động, tiền lương, các chế độ bảo hiểm xã hội,… dẫn đến tình trạng khởi kiện lao động tương đối phổ biến. Lý do là người lao động, người sử dụng lao động chưa cập nhật hoặc được phổ biến kiến thức pháp luật về Lao động đầy đủ, dẫn đến tình trạng mơ hồ, chưa rõ quy định pháp luật về lao động, tiền lương...và các quy phạm liên quan trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng lao động.
1. Các tranh chấp lao động thường gặp
- Các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về thực hiện hợp đồng lao động, và trong quá trình học nghề mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện, quận hòa giải không thành hoặc Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn quy định.
- Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động.
- Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
2. Vai trò của luật sư trong giải quyết tranh chấp lao động
1. Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp
a. Quyền của các bên tranh chấp:
- Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp
- Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp
- Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp
b. Nghĩa vụ của các bên tranh chấp:
Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Toà án nhân dân.
2. Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp lao động
3. Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ
Thu thập chứng cứ là hoạt động quan trọng trong các vụ án lao động nhằm làm rõ các tình tiết của vụ án đó, xác lâp các căn cứ cần thiết khách quan trong việc đưa ra các đề xuất giải quyết đúng đắn vụ án lao động.
Với kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, luật sư hướng dẫn khách hàng hoặc đại diện cho khách hàng tiến hành thu thập một cách chính xác và đầy đủ nhất các chứng cứ có liên quan tới vụ tranh chấp lao động để xác định yêu cầu của khách hàng hoặc phản đối yêu cầu của bên kia nhằm giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.
4. Tham gia đàm phán, hòa giải trong vụ án lao động
5. Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án lao động (trường hợp đàm phán, hòa giải không thành)
3. Thủ tục khởi kiện vụ án lao động
Người lao động, tập thể lao động, người sử dụng lao động theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án lao động để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể lao động thì công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện.
- Điều kiện khởi kiện vụ án lao động (trường hợp đối với người khởi kiện là người lao động hoặc là người sử dụng lao động)
- Những trường hợp cần hòa giải tại cơ sở là điều kiện bắt buộc trước khi tiến hành thủ tục khởi kiện tại tòa án
- Trình tự, thủ tục khởi kiện
- Hồ sơ khởi kiện vụ án lao động:
+) Đơn khởi kiện
+)Các tài liệu chứng minh sự kiện tranh chấp giữa các bên (Quyết định kỷ luật sa thải, (đối với các tranh chấp về kỷ luật lao động theo hình thức sa thải); Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (đối với tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động); Bản cam kết về thời gian làm việc bắt buộc cho doanh nghiệp sau khi học (đối với tranh chấp về đòi bồi thường phí đào tạo) +)Biên bản hòa giải không thành (đối với tranh chấp lao động cá nhân bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở); Quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh
(đối với tranh chấp lao động tập thể)
6. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước tòa án
Trong quan hệ lao động, người lao động luôn yếu thế hơn người sử dụng lao động. Và khi đứng trước tòa, người lao động vẫn rơi vào thế yếu hơn nhiều so với người lao động. Vì vậy, để người lao động lấy lại được vị trí thực sự bình đẳng với người sử dụng lao động trước pháp luật, luật sư chính là người giúp họ đạt được mục đích đó…
Tùy theo yêu cầu của khách hàng, luật sư có thể tham gia tố tụng tại tòa án với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động hoặc người sử dụng lao động với những hoạt động chủ yếu sau:
- Luật sư tham gia tố tụng từ khi khởi kiện
- Luật sư thể hiện quyền năng đề nghị thay đổi thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên, thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch theo quy định của pháp luật
- Cung cấp tài liệu, chứng cứ, đọc hồ sơ vụ án lao động
- Tham gia buổi hòa giải giữa các đương sự tại tòa
- Luật sư tham gia phiên toà sơ thẩm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, người lao động, người sử dụng lao động
Luật sư xác định tư cách những người tham gia tố tụng để xác định các mối quan hệ liên quan cho đúng: phân biệt đương sự và người làm chứng, đương sự và người đại diện của họ…
Luật sư trình bày yêu cầu của người lao động và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
Luật sư tranh luận tại phiên tòa, chuẩn bị luận cứ bảo vệ khách hàng đề nghị hội đồng xét xử căn cứ vào các quy định của luật tố tụng và luật lao động để nêu hướng giải quyết vụ án có lợi nhất cho khách hàng.
7. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong giai đoạn thi hành án
- Đại diện đương sự, tham gia hòa giải, hỗ trợ pháp lý cho đương sự trong giai đoạn thi hành án
- Vận động, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án
- Tư vấn trình tự, thủ tục yêu cầu thi hành án
- Soạn thảo, hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị thi hành án
- Các yêu cầu khác trong giai đoạn thi hành án theo quy định của pháp luật
Công ty Luật Đức An
Công ty Luật Đức An hoạt động với phương châm uy tín - chất lượng luôn mang lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động đã giải quyết những vụ án tranh chấp lao động tại Hà Nội. Dịch vụ của công ty Luật Đức An:
Tư vấn, lên phương án giải quyết sự vụ cho thân chủ
Tư vấn về Hợp đồng lao động: hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, …
Tư vấn về tiền lương: hình thức trả lương, chế độ phụ cấp lương,.. theo đúng quy định Bộ luật lao động hiện hành
Tư vấn về chế độ phúc lợi lao động: bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, chế độ thai sản, thôi việc theo đúng quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Tư vấn các vấn đề phát sinh tranh chấp lao động
Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến lao động có yếu tố nước ngoài cụ thể thủ tục tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam, tư vấn thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, thủ tục xuất nhập cảnh, đăng ký tạm trú, tạm vắng. Nếu là tranh chấp phát sinh liên quan có yếu tố nước ngoài, luật sư sẽ tư vấn trong việc xác định thẩm quyền của tòa án khi khởi kiện, xác định loại tranh chấp, …
Tư vấn dịch vụ lao động như: cho thuê lao động, tuyển dụng lao động, khai báo lao động, đăng ký bảo hiểm, thuế cho doanh nghiệp, …)
Tư vấn hướng giải quyết những tranh chấp trong quan hệ lao động theo đúng theo quy định pháp luật..
Soạn thảo toàn bộ đơn từ, văn bản trong quá trình giải quyết sự vụ
Cung cấp biểu mẫu chuẩn, phù hợp quy định pháp luật về lao động. Soạn thảo biểu mẫu chuẩn, phù hợp quy định pháp luật và chính sách công ty về lao động;
Tiếp nhận thông tin, tài liệu mà khách hàng cung cấp, nghiên cứu hồ sơ, vụ việc của khách hàng;
Nghiên cứu, kiểm tra tính hợp pháp của các hành vi pháp lý, hiệu lực pháp luật của các giấy tờ, tài liệu mà khách hàng cung cấp dựa trên các văn bản pháp luật, các căn cứ pháp luật hiện đang áp dụng hoặc điều chỉnh các hành vi pháp lý liên quan đến vụ án lao động của khách hàng;
Soạn thảo văn bản, đơn từ cần thiết cho các thủ tục hành chính, trong quá trình tố tụng như đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự;
Soạn thảo các đơn thư, văn bản pháp lý gửi tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để yêu cầu họ cung cấp các giấy tờ, tài liệu mà họ đang lưu giữ, quản lý để chuẩn bị cho việc khởi kiện;
Chuẩn bị hồ sơ để làm các thủ tục pháp lý như hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo….
Trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp với tư cách đại diện ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền lợi hợp pháp
Tư vấn, hướng dẫn căn cứ giải quyết tranh chấp;
Đề ra các phương án giải quyết tranh chấp;
Hướng dẫn, thay mặt khách hàng thu thập chứng cứ;
Trực tiếp tham gia đàm phán, hòa giải trong vụ án lao động;
Chuẩn bị tài liệu, câu hỏi, bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại Tòa án, dự liệu được những rủi ro, những trường hợp có thể xảy ra tại phiên tòa, từ đó hướng dẫn khách hàng có những phương án xử lý phù hợp nhất, tốt nhất cho lợi ích của khách hàng;
Tư vấn, soạn hồ sơ và hướng dẫn nộp đơn khởi kiện vụ án lao động;
Cử luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước tòa án;
Bảo vệ quyền và lợi ích cho quý khách hàng tại Tòa án;