Luật sư tư vấn bảo vệ tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động
1. Vai trò của Luật sư trong vụ án Lao Động
Khoản 2 Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về vai trò của luật sư trong vụ án dân sự:
2. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
Ngoài ra, Khoản 2 Điều 22 Luật luật sư cũng quy định về phạm vi hành nghề của luật sư:
2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
Luật sư tham gia tố tụng dân sự với tư cách là bảo vệ lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án dân sự.
Luật sư có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
1. Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự.
2. Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của bộ luật này.
3. Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.
4. Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
5. Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự.
6. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 6, 16, 17, 18, 19 và 20 Điều 70 của Bộ luật này.
7. Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.
2. Lợi ích của việc mời Luật sư trong vụ kiện lao động
- Giải quyết tranh chấp sớm, đảm bảo quyền lợi người lao động nhanh giải quyết lương, chế độ khác
- Giải quyết nhanh các mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và người lao động
- Tư vấn và hướng dẫn quy định mới nhất về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Tư vấn và hướng dẫn giải quyết chế độ BHXH
Liên hệ Luật sư Lao động
090 220 1233
Lưu ý khi sử dụng dịch vụ của Công ty Luật TNHH Đức An
- Phí thực hiện dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận từng vụ việc cụ thể
Công ty Luật TNHH Đức An – Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Nơi trao gửi niềm tin của khách hàng.
Đặt lịch làm việc: 090.220.1233 – 024.665.44233
Địa chỉ: 64B phố Nguyễn Viết Xuân – phường Khương Mai- quận Thanh Xuân – Hà Nội
web: www.luatducan.vn