Luật sư bào chữa người chưa thành niên phạm tội
Tội phạm là người chưa thành niên (hay còn gọi là người dưới 18 tuổi phạm tội) là một trong những nhóm tội phạm được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Theo quy định pháp luật việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Để đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi phạm tội, Công ty Luật TNHH Đức An cung cấp dịch vụ Luật sư bào chữa người chưa thành niên phạm tội.
1. Quy định pháp luật về người chưa thành niên phạm tội
Theo quy định pháp luật, người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi.
Điều 12 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên như sau:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Như vậy, theo quy định tại Điều 12 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà BLHS có quy định khác như về chức danh, giới tính,…..
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm được quy định tại 28 điều luật đã được xác định và phải thuộc trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong 28 điều luật này có:
- 8 điều thuộc Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người: Điều 123 Tội giết người; Điều 134 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Điều 141 Tội hiếp dâm; Điều 142 Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Điều 143 Tội cưỡng dâm; Điều 144 Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; Điều 150 Tội mua bán người; Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi.
- 6 điều thuộc Chương các tội xâm phạm sở hữu: Điều 168 Tội cướp tài sản; Điều 169 Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản; Điều 171. Tội cướp giật tài sản; Điều 173. Tội trộm cắp tài sản; Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
- 5 tội thuộc Chương các tội phạm về ma tuý: Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy; Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy; Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy; Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy
- 9 tội thuộc Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng:
+ 02 tội xâm phạm an toàn giao thông: Điều 265. Tội tổ chức đua xe trái phép; Điều 266. Tội đua xe trái phép;
+ 04 tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông: Điều 286. Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; Điều 287. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; Điều 289. Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác; Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
+ 03 tội xâm phạm trật tự công cộng: Điều 299. Tội khủng bố; Điều 303. Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
2. Dịch vụ Luật sư bào chữa người chưa thành niên phạm tội
- Tư vấn pháp lý quy định về người chưa thành niên phạm tội Bộ luật hình sự và các quy định có liên quan
- Tư vấn quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo là người chưa thành niên
- Tư vấn trình tự, thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội
- Luật sư bào chữa, tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ trong trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã từ khi có quyết định tạm giữ;
- Luật sư bào chữa tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can từ khi có quyết định khởi tố bị can;
- Luật sư bào chữa tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị cáo từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử;
- Luật sư bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thẩm;
- Luật sư bào chữa trong giai đoạn xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
- Soạn Đơn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm khi thân chủ có yêu cầu
3. Quy trình thực hiện của Luật sư bào chữa người chưa thành niên phạm tội
Bước 1. Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.
Bước 2. Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.
Bước 3. Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo
Bước 4. Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Bước 5. Luật sư tham gia tố tụng tại Toà án giai đoạn xét xử sơ thẩm.
4. Lưu ý khi sử dụng Dịch vụ Luật sư bào chữa Công ty Luật TNHH Đức An
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Công ty Luật TNHH Đức An có kinh nghiệm bào chữa cho thân chủ trong vụ án hình sự
Phí tư vấn và ký hợp đồng dịch vụ pháp lý thỏa thuận theo vụ việc
Luật sư kinh nghiệm giải quyết các vụ án hình sự
Thạc sỹ - Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO
Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT liên hệ: 0902201233 - cố định 024 66544233