1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Hỏi đáp pháp luật / Luật sư bào chữa tội cướp tài sản

Luật sư bào chữa tội cướp tài sản

Cướp tài sản được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cực nhằm chiếm đoạt tài sản. Đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, bảo đảm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của bị can, bị cáo tội Cướp tài sản. Công ty Luật TNHH Đức An cung cấp dịch vụ Luật sư bảo vệ trong vụ án Cướp tài sản.


1. Dấu hiệu nhận biết tội phạm

Khách thể của tội phạm: Tội phạm đồng thời xâm hại đến hai quan hệ xã hội là Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Tội cướp tài sản là tội phạm cùng một lúc xâm phạm hai khách thể, nhưng khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân, thông qua việc xâm phạm đến nhân thân mà người phạm tội xâm phạm đến quan hệ tài sản (dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản). Nếu không xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì người phạm tội cướp tài sản không thể xâm phạm đến quan hệ sở hữu được. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của tội cướp tài sả, nếu chỉ xâm phạm đến một trong hai quyền của con người thì chưa phản ánh đầy đủ bản chất của tội cướp tài sản. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt tội cướp tài sản với các tội xâm phạm sở hữu khác.

Do tội cướp tài sản cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể, nên trong cùng một vụ án có thể có thể có một người bị hại, nhưng cũng có thể có nhiều người bị hại, có người bị hại chỉ bị xâm phạm đến tài sản; có người bị hại bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự; có người bị hại bị xâm phạm đến cả tài sản, tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự.   

Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội cướp tài sản được thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn được quy định tại Điều 168 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

- Dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh thể chất hoặc công cụ, phương tiện tác động lên chủ sở hữu tài sản hoặc người được giao quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản, ví dụ như dùng tay, chân… đấm đá, dùng gậy, dao… đập, chém người khác.

- Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời lẽ, hoặc dùng công cụ, phương tiện để uy hiếp tinh thần đối với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản để buộc họ giao tài sản và chiếm đoạt, hành vi này, chủ yếu tác động về mặt tinh thần khiến cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản sợ hãi mà giao tài sản. Ví dụ: dí dao và cổ yêu cầu bị hại giao tài sản ngay nến không sẽ bị đâm,…aaaaaaa

- Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự là các hành vi như cho uống thuốc mê, chất kích thích… khiến cho người khác lâm vào tình trạng không thể chống cự để chiếm đoạt tài sản.

  Các hành vi này thỏa mãn mục đích là chiếm đoạt tài sản mới đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản và tài sản chiếm đoạt đó phải là đối tượng của tội cướp.

Hậu quả của tội phạm: Đối với tội cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành. Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lầm vào tình trạng không thể chống cự được, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Chủ thể của tội phạm

Người phạm tội cướp tài sản phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên và khi thực hiện hành vi phạm tội  không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình. Bởi vì, tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ Luật hình sự là tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội không chỉ cố ý thực hiện hành vi phạm tội mà còn phải có mục đích chiếm đoạt tài sản thì mới là tội cướp tài sản. Ý thức chiếm đoạt tài sản của người phạm tội phải có trước khi thực iện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được.

 

2. Quy định pháp luật về Tội cướp tài sản

Điều 168 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội cướp tài sản như sau:

Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

3. Dịch vụ Luật sư bào chữa vụ án hình sự Cướp tài sản

-   Tư vấn pháp lý quy định về các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự và các quy định có liên quan

-  Tư vấn quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong vụ án Cướp tài sản

-  Tư vấn trình tự, thủ tục tố tụng trong vụ án hình sự

-   Luật sư bào chữa tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can từ khi có quyết định khởi tố bị can;

-   Luật sư bào chữa tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử;

-   Luật sư bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thẩm;

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo – Công ty Luật TNHH Đức An có kinh nghiệm bào chữa các vụ án hình sự

Luật sư  kinh nghiệm giải quyết các vụ án hình sự

Thạc sỹ - Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ:  0902201233 - cố định 024 66544233

Email: luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn

Face: Công ty luật TNHH Đức An

Luật Đức An, chất lượng và uy tín