Tư vấn xây dựng nhà ở riêng lẻ
Xây dựng nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội cần đáp ứng tiêu chí nào?
Nhà ở riêng lẻ
Công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở, thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật kể cả trường hợp xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở.
Luật sư tư vấn cấp Giấy phép xây dựng Luật Đức An
1. Quy định pháp luật về Giấy phép xây dựng
Luật Nhà ở 2014 tại Điều 91. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị
1. Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
3. Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
4. Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.
5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các điều 95, 96 và 97 của Luật này.
2. Tiêu chuẩn xây dựng
Đối với nhà ở xây dựng cần đáp ứng TCVN 9411 : 2012
Về - Có số tầng và cao độ các tầng như nhau trong một dãy nhà;
- Có hình thức kiến trúc hài hoà và mái đồng nhất trong một khu vực;
- Có màu sắc chung cho một dãy nhà;
- Thống nhất khoảng lùi và hình thức hàng rào cho một dãy nhà;
- Có hệ thống kỹ thuật hạ tầng thống nhất;
- Chiều dài của một dãy nhà ở liên kế không lớn hơn 60 m. Trong một đoạn phố có thể có nhiều dãy nhà khác nhau.
Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông với chiều rộng không nhỏ hơn 4,0
3. Dịch vụ tư vấn của Luật Đức An
- Tư vấn về hồ sơ nộp Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư này;
- Tư vấn về tiêu chuẩn xây dựng
- Tư vấn hợp đồng với đơn vị xây dựng
- Dịch vụ nộp hồ sơ xin Giấy phép xây dựng
QUI TRÌNH XIN PHÉP XÂY DỰNG
Qui trình xin phép xây dựng gồm:
Bước 1.Lập hồ sơ xin phép xây dựng
Bước 2. Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng
Bước 3. Cơ quan cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ
Trường hợp 1. Hồ sơ hợp lệ: Cơ quan cấp phép xây dựng ghi biên nhận và hẹn ngày khảo sát
Trường hợp 2 . Hồ sơ chưa hợp lệ: Cơ quan cấp phép xây dựng hướng dẫn bổ sung hồ sơ, thực hiện lại B1.
Bước 4. Cơ quan cấp phép xây dựng đóng dấu bản vẽ và cấp giấy phép xây dựng.
Bước 5. Trước khi khởi công xây dựng 7 ngày, Chủ nhà gửi thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép và UBND cấp phường/xã
Liên hệ Luật Đức An
Thạc sỹ - Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO
Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT liên hệ: 0902201233 - cố định 024 66544233
Email: luatsubichhao@gmail.com
Web: www.luatducan.vn
Face: Công ty luật TNHH Đức An
Luật Đức An, chất lượng và uy tín.
Trân trọng!