Tư vấn Đăng ký nhãn hiệu cho hoa quả Việt
Để nhãn hiệu hoa quả Việt được biết đến và có nhiều đơn hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới, mỗi doanh nghiệp, người dân trồng hoa quả cần định hướng xây dựng nhãn hiệu cho hoa quả. Từ khâu sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, đến tiêu chuẩn được xuất khẩu là định hướng đầu tư đem lại lợi ích kinh tế cho hoa quả Việt. Luật Đức An đồng hành tư vấn về đăng ký nhãn hiệu, tư vấn quy định pháp luật về trồng cây đạt tiêu chí sản phẩm xuất khẩu theo quy định pháp luật
I, Khái quát về nhãn hiệu là gì ?
Khái niệm: Khoản 16 Điều 4 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH-2019 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về nhãn hiệu
16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Theo pháp luật quốc gia hiện nay thì nhãn hiệu được chia thành 4 loại:
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
II, Xây dựng nhãn hiệu cho hoa quả Việt
1, Thương hiệu hoa quả Việt đã nổi tiếng ở thị trường trong nước
Hiện tại ở nước ta có những giống hoa quả tại địa phương nhất định đã trở thành thương hiệu và được thị trường công nhận. Qua đó cá nhân, tổ chức đã mở rộng diện tích, áp dụng ứng dụng khoa học kỹ thuật, liên kết sản phẩm để đưa ra những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dung. Hiện nay, tại một số địa phương cây ăn quả đã dần thay thế lúa nước, trở thành cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập cao cho người dân như ổi Thanh Hà Hải Dương, cam Vinh, chôm chôm Ninh Thạnh,… .
2, Đẩy mạnh công tác xuất khẩu hoa quả
Xuất khẩu hoa quả hiện nay đã trở thành ngành xuất khẩu tỉ đô của cả nước khi trong 05 tháng đầu năm 2020, theo Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 5/2020 ước đạt 275 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 5 tháng năm 2020 đạt 1,5 tỷ USD. Cụ thể, trong khi thị trường Trung Quốc chiếm 61% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam giảm 29%, thì hầu hết các thị trường khác đều tăng nhập khẩu trong những tháng đầu năm 2020.
Thanh long là loại mặt hàng trái cây chiếm thị phần cao nhất với 35% tổng giá trị xuất khẩu rau quả đạt 424 triệu USD, chuối đạt hơn 83 triệu USD chiếm 6,8%. Tiếp theo là các loại trái cây khác như dưa hấu, sầu riêng, nhãn cũng xuất khẩu nhiều sang các nước khác.
Những tháng đầu năm nay, bất chấp ảnh hưởng từ dịch Covid-19, hoa quả xuất khẩu nước ta vẫn xuất hiện những dấu hiệu tích cực:
Hoa quả Việt Nam đã được xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường mới.
III, Ý nghĩa của việc đăng ký giấy chứng nhận nhãn hiệu
Việt Nam được biết tới là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với khí hậu nóng ẩm và đất đai màu mỡ giúp thực vật nói chung và cây ăn quả nói riêng cực kỳ phát triển. Nắm bắt được vấn đề đó, rất nhiều cá nhân tổ chức đã đầu tư kinh doanh, thực hiện việc trồng cây ăn quả, cung cấp những sản phẩm chất lượng tới người dùng trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên không phải cá nhân, tổ chức nào cũng thành công khi đầu tư vào cây ăn quả và một trong những điểm thiếu sót đáng tiếc nhất là do không đăng ký giấy chứng nhận nhãn hiệu cho hoa quả.
Trong thời đại hội nhập, kinh tế thị trường khốc liệt như hiện nay thì việc đưa các sản phẩm của cá nhân, tổ chức ra thị trường rất nhanh chóng, nhưng việc để người tiêu dung biết tới sản phẩm qua đó tin tưởng và sử dụng sản phẩm đó lại là một việc hết sức khó khăn. Câu hỏi được đặt ra ngoài việc đảm bảo chất lượng trên thị trường thì cá nhân, tổ chức kinh doanh cần làm gì để làm nổi bật sản phẩm của mình lên so với cá nhân tổ chức kinh doanh cùng ngành nghề để người tiêu dùng quyết định lựa chọn sản phẩm đó? Câu trả lời là sản phẩm của bạn phải là một sản phẩm có thương hiệu trên thị trường, và trước nhất, bạn cần tạo một biểu tượng dễ nhớ, một biểu trưng riêng có để thương hiệu của bạn in đậm trong tâm trí mọi người một cách thú vị và đó là một trong những cách để nhận diện thương hiệu của bạn. Đồng thời phân biệt hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân này với hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác trong cùng một lĩnh vực thì thương hiệu của tổ chức, cá nhân đó phải phân biệt được với các thương hiệu của tổ chức, cá nhân khác.
Thứ nhất, việc đăng ký giấy chứng nhận nhãn hiệu góp phần khuyến khích sự đầu tư của các nhà đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoa, dịch vụ đặc biệt là sự đầu tư, chuyển giao công nghệ.
Thứ hai, sau khi đăng ký giấy chứng nhận nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước các hành vi xâm hại về nhãn hiệu của các chủ thể khác. Tránh tình trạng một số sản phẩm sau khi xuất khẩu ra thị trường rất được ưa chuộng nhưng chủ sở hữu lại không thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu. Dẫn đến việc bị những nhà sản xuất khác lợi dụng, bắt chước, khiến dần đánh mất thị phần.
Thứ ba, qua việc đăng ký giấy chứng nhận nhãn hiệu còn góp phần bảo vệ chính đáng quyền lợi của người tiêu dung. Qua thương hiệu, người tiêu dùng biết được các thông tin về sản phẩm như: nguồn gốc xuất xứ …. để có quyết định nên hay không nên chọn sản phẩm này. Bên cạnh đó, khi sản phẩm được gắn với thương hiệu, người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm đúng, hạn chế sản phẩm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thứ tư, việc được trở thành nhà cung cấp hàng hóa được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ như một sự đảm bảo để nhà phân phối sản phẩm yên tâm đầu tư, kinh doanh mà có thể hạn chế được tối đa những vấn đề pháp lý phát sinh. Đồng thời cũng là cơ sở để tạo dựng uy tín với người tiêu dùng, là một sự đảm bảo đối với người tiêu dùng về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Hiện nay, các doanh nghiệp đã dần ý thức được việc bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp mình thông qua một việc làm vô cùng đơn giản là đăng ký nhãn hiệu. Việc làm tưởng chừng đơn giản này lại mang lại giá trị vô cùng to lớn cho doanh nghiệp, nó là tầm lá chắn vững chắc cho doanh nghiệp khi bị xâm phạm đến thương hiệu của mình.
IV, Dịch vụ tư vấn cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho hoa quả của Công ty luật TNHH Đức An
Phạm vi công việc thực hiện:
Tư vấn nhãn hiệu sản phẩm trái cây;
Tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, đảm bảo việc nhãn hiệu không bị trùng lặp;
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu
Trân trọng!
Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO
Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT liên hệ: 0902201233
Email: luatsubichhao@gmail.com
Web: www.luatducan.vn
Luật Đức An, chất lượng và uy tín.