Soạn Đơn khởi kiện chia thừa kế thế nào?
Tranh chấp thừa kế là dạng tranh chấp đặc biệt, có xu hướng ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện nay. Có nhiều phương thức để giải quyết dạng tranh chấp này, tuy nhiên để vừa mang lại hiệu quả vừa không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ thân thuộc giữa những người thân trong gia đình thì không phải chuyện dễ dàng. Trong nhiều trường hợp, người thừa kế phải lựa chọn phương thức khởi kiện ra Tòa án để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Và đơn khởi kiện là một trong những tài liệu quan trọng không thể thiếu trong hồ sơ khởi kiện theo quy định pháp luật. Luật Đức An với luật sư có kinh nghiệm nhiều năm trong giải quyết tranh chấp thừa kế sẽ tư vấn cho quý khách cách viết đơn khởi kiện nhanh chóng với chi phí hợp lý nhất. Liên hệ để được tư vấn 0902.201.233.
1. Thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015, thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế; yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế
Để được Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp thừa kế, nguyên đơn cần xác định đúng thẩm quyền của Tòa án. Theo đó, tranh chấp thừa kế sẽ được giải quyết tại một trong những Tòa án sau:
- Tranh chấp thừa kế liên quan đến bất động sản sẽ được giải quyết tại Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản
- Thừa kế không liên quan đến bất động sản sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú trừ trường hợp liên quan đến thừa kế có yếu tố nước ngoài.
3. Hồ sơ chuẩn bị khởi kiện
Nguyên đơn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế bao gồm những tài liệu sau:
- Đơn khởi kiện;
- Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ khẩu,…
- Di chúc (nếu việc thừa kế liên quan đến di chúc);
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
- Bản kê khai di sản;
- Các giấy tờ chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
- Các giấy tờ khác (nếu có).
Như vậy, đơn khởi kiện là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có khi khởi kiện. Về nội dung đơn khởi kiện được quy định cụ thể tại khoản 4 điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Theo đó, khi làm đơn khởi kiện, nguyên đơn cần chú ý một số nội dung như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
4. Trình tự giải quyết tranh chấp thừa kế
Bước 1: Nguyên đơn nộp một bộ hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Nguyên đơn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ khởi kiện thông qua đường bưu điện
Bước 2: Tòa án yêu cầu nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí và tiến hành thụ lý giải quyết
Bước 3: Tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Luật sư tư vấn, bảo vệ giải quyết tranh chấp về thừa kế tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền của Luật Đức An bao gồm:
-
Tư vấn pháp luật về thừa kế
-
Tư vấn xác định di sản mà người chết để lại
-
Tư vấn xác định những nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản
-
Tư vấn cách xác định tính hợp pháp của di chúc
-
Tư vấn xác định những người có quyền thừa kế theo di chúc, theo pháp luật, những người không được hưởng di sản thừa kế
-
Tư vấn cách thức chia di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật
-
Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế tại tòa án có thẩm quyền
-
Luật sư tham gia hòa giải tại UBND đối với di sản thừa kế có liên quan đến bất động sản.
-
Soạn đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế.
-
Luật sư tham gia hòa giải tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
-
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ kiện tranh chấp về thừa kế.
-
Đại diện theo ủy quyền tham gia vụ kiện tranh chấp về thừa kế
Liên hệ dịch vụ Luật sư tranh chấp thừa kế.
Quý khách liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
Công ty Luật TNHH Đức An
Địa chỉ: 51A Nguyễn Viết Xuân,Thanh Xuân, Hà Nội
Đại diện Công ty Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
Điện thoại: 0902.201.233
Email: luatsubichhao@gmail.com
Website: www.luatducan.vn
Facebook: Công ty luật TNHH Đức An