1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Doanh nghiệp / Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cấp cho các cơ sở nào?

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cấp cho các cơ sở nào?

Hiện nay, an toàn thực phẩm là vấn đề cấp bách nhất trong cuộc sống thường ngày của toàn xã hội. Trên truyền hình, cũng như những kênh báo trí nhất thống luôn đưa tin về những loại thực phẩm bẩn để từ nhiều năm trước, thịt bò được làm từ thịt heo tẩm hóa chất, các loại rau củ phun thuốc kích thích…. Do vậy an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội bới nó đang ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Công ty Luật Đức An sẽ cung cấp dịch vụ đại diện theo ủy quyền, soạn hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.


  1. 1.Các trường hợp phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp:

- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

- Sơ chế nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

- Nhà hàng trong khách sạn;

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

- Kinh doanh thức ăn đường phố;

- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

2. Hồ sơ Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của nhà hàng ăn uống (có xác nhận của cơ sở)

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh nhà hàng ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm

Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

4. Dịch vụ tư vấn thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Công ty Luật Đức An

- Tư vấn các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

- Tư vấn các trường hợp phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Tư vấn trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Hướng dẫn bố trí cơ sở theo đúng quy định pháp luật

- Hướng dẫn khách hàng cách thức tiếp đoàn thẩm định

- Soạn một bộ hồ sơ đầy đủ

- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền và theo dõi hồ sơ

- Nhận Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và trao lại cho khách hàng.

5.  Quy trình xét duyệt hồ sơ

Trong 5 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan phê duyệt sẽ thông báo cho các cơ sở hồ sơ có hợp lệ hay không.

Trong 10 ngày tiếp theo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cử người kiểm tra cơ sở.

Trong trường hợp kiểm tra cơ sở được đánh giá an toàn thực phẩm đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu kết luận không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

Thời hạn của giấy chứng nhận An toàn thực phẩm: 3 năm kể từ ngày cấp.

Sau khi được cấp giấy phải có bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm theo mẫu.

Sau khi được cấp  giấy chứng nhận mỗi năm Chi cục an toàn thực phẩm sẽ cử người kiểm tra 1 lần. Nếu không đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn trong  giấy chứng nhận thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đồng thời  bị xử phạt vi phạm hành chính.

6.  Mức thu phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Căn cứ vào Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 279/2016/TT-BTC thông tư  quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm  của Bộ Tài chính thì mức phí cấp Giấy chứng nhận như sau:

Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  1. Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 1.000.000 đồng /lần/cơ sở
  2. Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

- Phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng /lần/cơ sở

- Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên: 1.000.000 đồng /lần/cơ sở

  1. Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sẩn xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe): 3.000.000 đồng /lần/cơ sở
  2. Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP): 22.500.000 đồng /lần/cơ sở

Phí thẩm định xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm: 30.000đồng/lần/ người

Trên đây là quy định pháp luật về mức phí và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nếu còn gì vướng mắc, cần sử dụng dịch vụ pháp lý quý khách vui lòng liên hệ.

Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Địa chỉ: 64B, Nguyễn Viết Xuân, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ: 0902201233

 Email: luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn