1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tư Vấn Luật Hôn Nhân Và Gia Đình / Luật sư tư vấn Phân chia tài sản thế chấp khi ly hôn

Luật sư tư vấn Phân chia tài sản thế chấp khi ly hôn

Công ty Luật Đức An Cung cấp dịch vụ luật sư tranh tụng các vụ án về Hôn nhân gia đình. Dịch vụ được luật sư có chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện.


1. Căn cứ theo Luật hôn nhân và gia đình quy định
Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
"1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này."
Điều 37. Nghĩa vụ chung của vợ chồng
"Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan."
Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
“1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết”.
 
Như vậy, đối với đối với khoản tiền vay ngân hàng ( gồm của  và chồng) được xem là nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do hai vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập nên hai vợ chồng có nghĩa vụ liên đới đối với hai khoản vay này.
Do vậy, theo những quy định trên thì vợ chồng vẫn có thể ly hôn theo quy định của pháp luật, nhưng khoản nợ ngân hàng do thế chấp nhà thì vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn dù đó là tài sản chung của vợ, chồng. Cả hai cần thực hiện hết nghĩa vụ trả tiền đối với ngân hàng ( hai người có nghĩa vụ liên đới). Sau khi đã trả hết tiền cho ngân hàng thì cả hai có thể thỏa thuận để phân chia tài sản chung là ngôi nhà đó, nếu không thỏa thuận được thì sẽ phân chia theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hai bên đều không thực hiện nghĩa vụ trả nợ
Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015 Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Theo đó, dù trong trường hợp không xác định được nghĩa vụ tài sản là chung hay riêng thì khi xử lý khoản nợ, phía bên ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp cho khoản vay khi rơi vào một trong ba các trường hợp trên
Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 58 Nghị định 163/2006 được bổ sung bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP như sau:
 1. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
5. Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.
6. Trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở thì tổ chức, cá nhân mua tài sản bảo đảm hoặc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm phải thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì chỉ được hưởng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị nhà ở.
Như vậy, nếu trong các trường hợp các bên không thỏa thuận được phương thức xử lý thì tài sản sẽ được mang ra bán đấu giá còn nếu các bên thỏa thuận thì phương thức xử lý tài sản được thực hiện theo thỏa thuận. Nếu các bên không thỏa thuận gì về phương thức xử lý thì tài sản đó sẽ được đem bán đấu giá theo thủ tục về bán đấu giá.
Dịch vụ pháp lý Công ty Luật Đức An
Tư vấn:
- Tư vấn thủ tục chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tư vấn vấn đề tài sản riêng của vợ/chồng, tài sản riêng có trước hôn nhân hoặc được tặng cho riêng; luật sư ly hôn, ly hon nhanh
- Tư vấn xác định nợ chung, nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tư vấn và giải quyết tranh chấp về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn; trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn; thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Tư vấn và giải quyết tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn; luật sư ly hôn, ly hôn nhanh;….
Hướng dẫn khách hàng viết đơn và thủ tục giải quyết
3.Quy trình thực hiện của luật sư tham gia tố tụng trong vụ việc tranh chấp và yêu cầu liên quan đến Hôn nhân gia đình được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc và các chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ việc tranh chấp và yêu cầu về Hôn nhân gia đình thực tế khi đương sự yêu cầu.
Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp và yêu cầu về Hôn nhân gia đình.
Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án/việc Hôn nhân gia đình.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh chấp, yêu cầu liên quan đến Hôn nhân gia đình.
Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án về Hôn nhân gia đình.
 
Liên hệ 

Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Địa chỉ: 64B, Nguyễn Viết Xuân, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ: 0902201233

 Email: luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn