1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Doanh nghiệp / Mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Đối với các nhà đầu tư, M&A là một cách thức hiệu quả để họ bước vào thị trường một cách nhanh chóng mà không cần mất thời gian để tìm kiếm một dự án hay làm các thủ tục hành chính. Đối với các công ty mới tạo, M&A là cách để các doanh nghiệp bổ sung khiếm khuyết và cộng hưởng sức mạnh với nhau, tạo thành sức mạnh gấp nhiều lần. Với quy mô lớn, doanh nghiệp mới cũng sẽ có một vị thế thuận lợi khi đàm phán với đối tác, mở rộng các kênh marketing, hệ thống phân phối cũng như tăng vị thế trong mắt cộng đồng… Luật Đức An với kinh nghiệm của chúng tôi trong rất nhiều các vấn đề của doanh nghiệp và mua bán sáp nhập đã giúp chúng tôi tạo ra những đóng góp hữu hiệu ngay từ khi bắt đầu giao dịch. Chúng tôi cung cấp dịch vụ cho không chỉ các khách hàng trong nước mà còn cả các khách hàng quốc tế ở Việt Nam hoặc dự định đầu tư vào Việt Nam, gồm mọi thành tố trong hoạt động kinh doanh của khách hàng


Mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Luật Đức An với kinh nghiệm của chúng tôi trong rất nhiều các vấn đề của doanh nghiệp và mua bán sáp nhập đã giúp chúng tôi tạo ra những đóng góp hữu hiệu ngay từ khi bắt đầu giao dịch. Chúng tôi cung cấp dịch vụ cho không chỉ các khách hàng trong nước mà còn cả các khách hàng quốc tế ở Việt Nam hoặc dự định đầu tư vào Việt Nam, gồm mọi thành tố trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, bao gồm:

- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp;

- Thẩm tra doanh nghiệp;

- Tuân thủ pháp luật, chế độ báo cáo và công bố;

- Soạn thảo và cập nhật tài liệu thể chế doanh nghiệp;

- Chuyển đổi thành doanh nghiệp, cổ phần hóa hoặc tư nhân hóa;

- Mua, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, tổ chức lại, chuyển đổi; và

- Tái cơ cấu doanh nghiệp, thanh lý và giải thể.

Điều kiện mua bán sáp nhập doanh nghiệp:

Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

Các hình thức của M&A

Cùng một tiêu chí mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nhưng M&A được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như:

Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp

Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần

Sáp nhập doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp và chia

Tách doanh nghiệp.

Thủ tục mua bán sáp nhập doanh nghiệp được quy định như sau:

Các doanh nghiệp liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chínhcủa công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập, thủ tục và điều kiện sáp nhập, phương án sử dụng lao động, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phầnvốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập, thời hạn thực hiện sáp nhập

Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các doanh nghiệp liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, điều lệ doanh nghiệp nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nhận sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua

Sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Hồ sơ, tài liệu khách hàng cung cấp để thực hiện dịch vụ đăng ký mua bán sáp nhập doanh nghiệp

·                 Phương án mua bán sáp nhập doanh nghiệp, hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp, trong đó thể hiện: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập

·                     Thông tin của doanh nghiệp sau khi nhận sáp nhập: Tên doanh nghiệp, trụ sở, ngành nghề kinh doanh, đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của các thành viên trong doanh nghiệp

·                         Đăng ký kinh doanh gốc của các công ty nhận Sáp nhập và công ty bị sáp nhập

·                 CMND hoặc hộ chiếu có chứng thực của chính quyền địa phương của tất cả các sáng lập viên của doanh nghiệp nhận Sáp nhập.

Các công việc Công ty Hoàng Gia thực hiện:

·             Tư vấn giải pháp, các công việc cần làm của doanh nghiệp trước khi thực hiện mua bán sáp nhập doanh nghiệp

·                 Soạn thảo và tư vấn hồ sơ chi tiết để thực hiện việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp

·                     Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp thực hiện việc sáp nhập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và các thủ tục pháp lý khác cho công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập

·                     Cơ hội để chúng ta chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

·                     Tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhận sáp nhập 2 năm sau khi sáp nhập.

Vai trò của hoạt động M&A đối với doanh nghiệp

·                     M&A đưa lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên tham gia. Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp lớn giảm chi phí đầu tư, giúp các doanh nghiệp yếu kém thoát khỏi nguy cơ phá sản mà còn giúp doanh nghiệp mới tạo ra sau M&A có đầy đủ các tiềm lực và thuận lợi để phát triển lớn mạnh và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thương trường

·                 Đối với các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, bị suy thoái hoặc lợi thế cạnh tranh bị giảm sút, thiếu sự thích nghi đối với môi trường kinh doanh mới… thì M&A là lời giải giúp họ tránh thua lỗ triền miên. Ngay cả với các doanh nghiệp đang hoạt động bình thường, M&A cũng là cách thức giúp họ mở rộng quy mô, tăng cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường và giành thị phần của đối thủ cạnh tranh.

·                 Đối với các nhà đầu tư, M&A là một cách thức hiệu quả để họ bước vào thị trường một cách nhanh chóng mà không cần mất thời gian để tìm kiếm một dự án hay làm các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó M&A cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí “bôi trơn” khi thành lập một doanh nghiệp mới, tạo ra một thị trường mới và các chi phí phát sinh khác.

Đối với các công ty mới tạo, M&A là cách để các doanh nghiệp bổ sung khiếm khuyết và cộng hưởng sức mạnh với nhau, tạo thành sức mạnh gấp nhiều lần. Với quy mô lớn, doanh nghiệp mới cũng sẽ có một vị thế thuận lợi khi đàm phán với đối tác, mở rộng các kênh marketing, hệ thống phân phối cũng như tăng vị thế trong mắt cộng đồng…M&A trong thị trường bất động sản giúp việc đầu tư phát triển bền vững, tăng khả năng tài chính, tăng tính chuyên nghiệp, chia sẻ rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh; M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng giúp nâng cao năng lực quản trị, điều hành, khiến việc quản trị ở các ngân hàng tập trung và dễ quản lý hơn…

          Liên hệ đặt lịch ký hợp đồng tư vấn M & A doanh nghiệp

Công ty Luật TNHH Đức An

Địa chỉ: 64B Nguyễn Viết Xuân, P. Khương Mai, Q.Thanh Xuân, Hà Nội​

Điện thoại: 02462857567  -    Di động: 0902201233

Email: luatsubichhao@gmail.com