1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Tin tức hoạt động / Người lao động nghỉ cách ly tính vào nghỉ phép năm có đúng không?

Người lao động nghỉ cách ly tính vào nghỉ phép năm có đúng không?

Luật sư chuyên sâu Luật lao động - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo thuộc Công ty Luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Luật Đức An với luật sư chuyên nghiệp, tận tâm và giàu kinh nghiệm thực tiễn, sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách. Công ty Luật TNHH Đức An xin trân trọng cung cấp tới quý khách hàng các dịch vụ pháp lý: Luật sư lao động cho người lao động và người sử dụng lao động. Công ty Luật TNHH Đức An Địa chỉ: 51A Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại:: 090.2201233. Website: luatducan.vn Email: luatsubichhao@gmail.com Luật sư Phạm Thị Bích Hảo


Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 về cách li xã hội, cơ quan tôi yêu cầu CBVC nghỉ ở nhà nhưng tính vào phép năm.  Tôi có việc gia đình dự định cuối năm mới xin nghỉ phép nhưng bây giờ bị ép nghỉ phép thì cuối năm tôi sẽ phải xin nghỉ không lương. Tôi xin hỏi cơ quan tôi thực hiện như vậy có đúng không.

Luật sư tư vấn:

Câu hỏi bạn nêu không rõ bạn thuộc trường hợp viên chức hay cán bộ  công chức. Nếu trường hợp bạn là viên chức áp dụng Luật Viên chức 2010 Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Bộ luật Lao động 2012 tại Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Nghị Định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động

Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm

9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

Căn cứ theo quy định trên, thời gian bạn nghỉ dịch covid được tính là trường hợp ngừng việc không do lỗi của người lao động và được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm. Cuối năm, bạn vẫn có thể thoả thuận với người lao động để nghỉ phép năm.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Luật sư bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động tại Tòa án

 Giải quyết Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

- Tranh chấp về bảo hiểm xã hội;

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Bảo vệ quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác

- Các tranh chấp khác theo yêu cầu của khách hàng.

- Tranh chấp về tiền lương về chế độ khi nghỉ vì dịch bệnh

Luật sư tham gia từ giai đoạn khởi kiện đến khi có bản án tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Liên hệ dịch vụ pháp lý:

Công ty Luật TNHH Đức An

Địa chỉ: 51A Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà

Nội

Điện thoại:: 090.2201233.

Website:    luatducan.vn                                

Email: luatsubichhao@gmail.com

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo