1
Bạn cần hỗ trợ?
Trang chủ / Hỏi đáp pháp luật / Điểm mới của Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Điểm mới của Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Ngày 11/7/2019, chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Tạp chí Nông thôn Mới đã phỏng vấn Luật sư Phạm Thị Bích Hảo Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội xung quanh nội dung này Nghị định số 62/2019/NĐ-CP mới ban hành có các điểm nổi bật đó là: 1. Sửa đổi bổ sung quy định về điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. 2. Quy định thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. So với nghị định mới thì đây là điểm mới đáng chú ý của nghị định này. 3. Bổ sung quy định về thủ tục nộp tiền bảo vệ đất trồng lúa khi chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp. 4. Sửa đổi quy định sử dụng kinh phí hỗ trợ để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.


Thưa luật sư, Nghị định số 62/2019/NĐ-CP mới được ban hành có những điểm nổi bật gì so với Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa?

Nghị định số 62/2019/NĐ-CP mới ban hành có các điểm nổi bật đó là:

1. Sửa đổi bổ sung quy định về điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

2. Quy định thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. So với nghị định mới thì đây là điểm mới đáng chú ý của nghị định này.

3. Bổ sung quy định về thủ tục nộp tiền bảo vệ đất trồng lúa khi chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp.

4. Sửa đổi quy định sử dụng kinh phí hỗ trợ để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

Nghị định mới quy định về điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản như thế nào?

1. Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

a) Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;

b) Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa), đảm bảo công khai, minh bạch;

c) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng, để hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;

d) Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.

Quy định mới này đã bổ sung thêm yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng, để hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Tạp chí Nông thôn Mới tháng 8 kỳ 1/2019

Quy định thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được bổ sung như thế nào thưa luật sư?

Quy định về thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đã được Bộ Nông nghiệp Phát triển và Nông thôn hướng dẫn tại Thông tư số  19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 19/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2017. Nghị định mới ban hành đã đưa các quy định tại Thông tư 19/2016/TT-BNNPTNT bổ sung vào Nghị định.

Theo quy định, đối tượng có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, gửi 1 bản đăng ký đến UBND cấp xã theo mẫu gồm: các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp (người sử dụng đất) có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm.

Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian 3 ngày làm việc, UBND cấp xã phải hướng dẫn cho người sử dụng đất, chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.

Trường hợp bản đăng lý chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của UBND cấp xã, trong thời gian 5 ngày làm việc, UBND cấp xã có ý kiến "Đồng ý cho chuyển đổi", đóng dấu vào Bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất. Trường hợp không đồng ý, UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản.

Nghị định 62/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/9/2019 đã bãi bỏ Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP và Thông tư số 19/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT.

Tờ 1 Tạp chí Nông thôn mới kỳ 1 tháng 8/2019

Vấn đề sử dụng kinh phí hỗ trợ theo Nghị định mới được quy định như thế nào?

Nghị định số 62/2019/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; trong đó sửa đổi, bổ sung quy định sử dụng kinh phí hỗ trợ.

Theo đó, UBND các cấp sử dụng kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước nộp và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, địa phương sẽ quyết định thực hiện hỗ trợ cho người trồng lúa: sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dùng hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Phần kinh phí còn lại để thực hiện các việc: a- Phân tích chất lượng hóa, lý tính của các vùng đất chuyển trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm để sử dụng hiệu quả và có biện pháp cải tạo phù hợp; b- Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại: tăng độ dày của tầng canh tác; tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp; tăng độ bằng phẳng mặt ruộng; thau chua, rửa mặn đối với đất bị nhiễm phèn, mặn và các biện pháp cải tạo đất khác; c- Đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa; d- Khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại.

Tờ 2 Tạp chí Nông thôn Mới tháng 8/2019

Xin cảm ơn luật sư!

Lê Chiên thực hiện